Thứ Tư, 26 tháng 11, 2014

Bí quyết trồng lan P. 3

PHẦN 3 NÀY TIẾP TỤC NHỮNG LƯU Ý KHI TRỒNG LAN P1P2.



Những chậu lan trồng trên mái nhà rất tốt, cần hội đủ những yếu tốt sau:
- Tưới nước phải đẫm.
- Dùng sơ dừa hay dớn che lên mặt chậu để tránh bốc hơi nước.
- Mặt trời hướng Tây nên có cây to hay nhà cao tầng che đi bớt ánh nắng chiều.
- Trồng khít nhau để chậu lan giử được độ ẩm.

Quy tắc cây có nụ hoa ko được thay chậu, lúc thay chậu, rễ ko hút nước được sẽ làm cây rụng lá. Nụ hoặc hoa hư.


Nếu cây lan của bạn đang tốt mà lá bị rũ xuống, mềm và vàng lá thì chắc chắn bộ rễ, gốc có vấn đề. Có thể bị hư, héo, thối,...


Hồ điệp của bạn Thuong Meo Nguyen bị vàng nụ. Lý do tại sao?
Có vài lý do sau:
- Để trong thùng lâu ngày.
- Để trong thùng, thùng lan lại để ngoài trời có nắng (dù có qua lưới), để nơi nóng (như gần dàn máy xe).
- Giống kém chất lượng (thường là Trung Quốc) + vận chuyển lâu ngày + khác biệt khí hậu.
Đây là những kinh nghiệm của mình qua những năm làm về lan.
MAI HUY



ĐẠM KHÔNG ĐỀU
Bạn Tâm - Cần Thơ có hỏi cây bên dưới bị gì?
Trả lời:
Phía dưới lá ửng vàng, không đen, không đóm nên không phải bị bệnh
Cái này là Diệp lục tố không đều, thường do:
- Đạm không đủ, nếu đủ thì ko đều, do rối loạn. Nên bổ xung đạm, Mg, S cho cây. Cần cho Ca và P để cây ăn đủ và đều Đạm.
- Nắng không đều.




Cách tưới nước lan Hồ điệp chưng Tết:
Cách 1: nếu nhìn chậu lan khô, ta cần tưới khoảng 1 ly nước lọc. Nếu chậu lan ướt (không quá ướt) thì mỗi ngày tưới 1/5 ly chung quanh chậu là được.

Cách 2: ta tưới chậu lan thật ướt, sau đó chờ chậu lan hơi khô, khoảng 3-5 ngày tùy môi trường (nếu chưa khô thì không được tưới lại) thì ta tưới lại lần nữa.

MAI HUY


Nụ lan bị héo vì nhiều lý do lắm: nấm, thời tiết môi trường, côn trùng cắn, sức khỏe cây, thiếu chất,...
1- Nấm: nụ hoa bị vàng, không méo mó, thường do nhiều loại nấm gây ra, tuy nhiên nếu tưới đầy đủ các loại nấm thì sẽ hạn chế tối đa. Nên dùng Dithan M45Anvil để ngừa được nhiều loại nấm.

2- Thời tiết môi trường: thường do thay đổi khi mang chậu lan từ nơi này sang nơi khác.
VD: Lan Dendrobium nếu đem từ trong Nam ra tỉnh Đà Nẵng nếu vòi hoa rất nhỏ thì khá ổn, nếu vòi hoa hơi dài thì dễ bị hư vàng nụ, nếu vòi hoa đã nở một số hoa (khoảng 1-3 hoa) thì sẽ nở tốt, ít bị hư.

Còn tiếp

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Khi mua lưới che lan, cần chú ý mua lưới Thái lan, không mua lưới VN dùng làm công trình vì lưới đó sử dụng 3-6 tháng là mục nát, làm lại rất cực vì phải leo trèo và lan thì ở bên dưới.


Mùa lạnh này bạn có thấy cây lan chậm phát triển, rụng lá nhiều hơn thì cũng đừng ngạc nhiên vì đó là quy luật của thời tiết, cây bắt đầu nghỉ ngơi. Có sự khác biệt giữa trong Nam ngoài Bắc, tuy nhiên bạn chú ý sẽ thấy vẫn có cái chung. MAI HUY.


Hình ảnh: Mùa lạnh này bạn có thấy cây lan chậm phát triển, rụng lá nhiều hơn thì cũng đừng ngạc nhiên vì đó là quy luật của thời tiết, cây bắt đầu nghỉ ngơi. Có sự khác biệt giữa trong Nam ngoài Bắc, tuy nhiên bạn chú ý sẽ thấy vẫn có cái chung. MAI HUY.
Trong mùa lạnh này, trong Nam nên tưới nhiều nước cho chậu cây để tránh khô hạn làm rụng lá cây.
Những cây có mùa nghỉ như Giả hạc, Long tu, dòng thân thòng thì hạn chế tưới nước, ít tưới. MAI HUY


Hình ảnh: Trong mùa lạnh này, trong Nam nên tưới nhiều nước cho chậu cây để tránh khô hạn làm rụng lá cây. 
Những cây có mùa nghỉ như Giả hạc, Long tu, dòng thân thòng thì hạn chế tưới nước, ít tưới. MAI HUY

Hai dạng rêu chậu lan thường gặp.
Chậu lan bị Rêu nhớt, bẩn: Rễ lan rất khó phát triển, cây lan lớn chậm, còi cọc. Nhìn rất xấu chậu lan.
Hình bên là Rêu nhung: dưới Rêu nhung là rễ lan phát triển trắng rất đẹp, cây hấp thu tốt dinh dưỡng, chậu lan nhìn đẹp, tươi tốt.















  • Rêu nhớt dùng Bencona tưới, tuy nhiên quan trọng là xem là sao bị thì mới dứt điểm được. Đa số là nguồn nước không tốt.
  • Khi nguồn nước tốt, ít tưới phân Hóa học, môi trường tốt, nói chung là Good hết thì có Rêu nhung nhiều.




  • Địa lan mình trồng rất đơn giản, chỉ cần sơ dừa xay (có thêm vỏ đậu cũng được) là cây phát triển, ra rễ mạnh khỏe.


    Hình ảnh: Địa lan mình trồng rất đơn giản, chỉ cần sơ dừa xay (có thêm vỏ đậu cũng được) là cây phát triển, ra rễ mạnh khỏe.



    Khi chở lan ngoài đường, nếu trời nắng thì lúc xe chạy thì không sao. Vì có gió thổi mát, không hư hoa và lan. Bạn có thể chú ý nhiều xe thồ bán lan có hoa cứ vô tư chạy giữa trời nắng mà hoa vẫn tươi.
    Tuy nhiên nếu có dừng lại thì phải kiếm chổ thật mát để đậu xe. Nắng qua lưới vẫn làm hư nụ hoa (nếu để trong bao hay thùng kín).


    Hình ảnh: Khi chở lan ngoài đường, nếu trời nắng thì lúc xe chạy thì không sao. Vì có gió thổi mát, không hư hoa và lan. Bạn có thể chú ý nhiều xe thồ bán lan có hoa cứ vô tư chạy giữa trời nắng mà hoa vẫn tươi.
Tuy nhiên nếu có dừng lại thì phải kiếm chổ thật mát để đậu xe. Nắng qua lưới vẫn làm hư nụ hoa (nếu để trong bao hay thùng kín).

    Hiện tại đang vào mùa hanh khô, gió lạnh. Trong miền Nam nên tưới nhiều nước để bổ xung độ ẩm cho chậu lan. Nếu trước đây có bổ xung Kali, Nano Đồng cho cây thì sẽ hạn chế rụng lá vàng tối đa.
    Ngoài Bắc nên chống rét thật tốt cho lan (giống như chống rét cho người và gia súc). Tuyệt đối không tưới nước, phân nếu lạnh dưới 10 độ C.
    Xem thêm theo link: http://www.chamsoclan.com/2012/12/chong-lanh-cho-lan-nhu-nao.html


    Hình ảnh: Hiện tại đang vào mùa hanh khô, gió lạnh. Trong miền Nam nên tưới nhiều nước để bổ xung độ ẩm cho chậu lan. Nếu trước đây có bổ xung Kali, Nano Đồng cho cây thì sẽ hạn chế rụng lá vàng tối đa.
Ngoài Bắc nên chống rét thật tốt cho lan (giống như chống rét cho người và gia súc). Tuyệt đối không tưới nước, phân nếu lạnh dưới 10 độ C.
Xem thêm theo link: http://www.chamsoclan.com/2012/12/chong-lanh-cho-lan-nhu-nao.html

    Nếu dùng xe máy chở lan thì nên để lan bên trái xe (xe số) vì bên phải xe có máy xe rất nóng, dễ gây phỏng lá hay "luộc" lan




    Đóm vàng trên lan: chậu Vũ nữ theo hình lá bị đóm vàng chấm chấm. Nhìn kỹ chậu lan thì do giả hành (thân) leo quá cao, không ăn được chất dinh dưỡng nên cây bị thiếu chất đạm, diệp lục tố không đều. Vì vậy cây bị bệnh là do thiếu chất chứ không phải do nấm bệnh (lưới lá chỗ vàng không có đóm đen). Việc cần làm là trồng lại cây với chất trồng mới (than, dớn cọng, sơ dừa,...), tưới phân bổ xung đạm cho cây: cá, rong biển,... sau một thời gian dài cây mới khỏe lại, hết đóm vàng.

    Ảnh của Hoa lan cây xanh.

    Ảnh của Hoa lan cây xanh.

    --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    Câu hỏi của bạn: Chiếc Lá Cuối Cùng trên Facebook



    Chào anh Huy. Em có mấy chậu lan Denbro, nhưng chậu nào rễ cũng bò ra ngoài. Có cách nào cho nó không bò ra ngoài được không anh. Em dùng than để trồng và em chỉ bỏ than vào trồng mà không nén chặt. Chắc vì nguyên nhân này.

    Trả lời: Rễ lan bò ra ngoài là do trong chậu không có đủ dinh dưỡng và độ ẩm nên rễ lan ra ngoài tìm thức ăn. Thường ta trồng bằng sơ dừa, bột dừa, chậu kín lỗ thì ít bị, ngoài ra bón phân đầy đủ với cách trồng sơ dừa làm cho hiệu quả hơn nữa.

    Còn tiếp.

    Thứ Tư, 19 tháng 11, 2014

    BÍ QUYẾT BÁN LAN TẾT

    Bạn có nhu cầu bán lan vào mùa Tết?
    Bạn không biết bán lan gì?
    Lúc nào nên lấy hàng để bán?
    Làm sao bán lan có lợi nhuận cao?
    Thật sự vào dịp cuối năm Âm Lịch thì bán lan là nghề HOT nhất, nhưng nếu bạn không khéo thì sẽ bị lỗ hoặc hòa vốn, tốn công nhưng không được gì.
    Những năm gần đây nhu cầu mua lan để biếu tặng, trưng bày vào dịp Tết là rất lớn, có thể nói là bùng nổ. Nói về hoa thì khỏi chê: quý phái, sang trọng, hoa lâu tàn, màu sắc tươi sáng, đủ kiểu. Vừa hoa to, hoa nhỏ, vòi dài, vòi ngắn, hoa chùm,...lại có loại có hương thơm. Đặc biệt đặc tính lâu tàn của hoa lan rất được ưu chuộng, như cây Hồ điệp, Mokara chưng bày gần 1 tháng mới tàn. Sau khi chơi xong còn có thể trồng lại được sau này. Biếu tặng một giò lan có ý nghĩa gấp nhiều lần món quà vật chất khác. Có thể nói là hoa lan lên ngôi Vương vào những năm gần đây cũng không sai.
    Có cầu tất sẽ có cung, hoa lan trong những năm lại đây được các nhà vườn trồng rất nhiều, giá cả chỉ tăng nhẹ cho mỗi năm làm cho người bán hoa lan có rất nhiều thuận lợi khi tiến hành mua bán loại hoa này.

    BẠN NÊN BÁN LAN GÌ?
    Có thể nói hoa lan có rất nhiều loại, đang dạng nhất trong các loại hoa bán Tết. Nếu bạn bán lan lâu năm thì có nhiều kinh nghiệm trong việc chọn loại lan bán. Nhưng nếu mới ra bán chọn không đúng loại có thể làm cho bạn bán không thành công.
    Những loại lan bạn nên bán trong mùa Tết này:
    1- HỒ ĐIỆP: là loại lan bán chạy số 1 bán trong dịp Tết. Cây hội đủ các yếu tố về vẻ đẹp, màu sắc, trang trọng, quý phái, không ai là không ngẩn ngơ khi đứng trước chậu lan Hồ điệp được trưng bày đẹp mắt. Tuy nhiên mua Hồ điệp cần chú ý:
    - Không mua chậu lan nở quá ít hoặc chỉ có nụ vì lúc đó cây không đủ sức để nở những nụ hoa cuối cùng. Nên mua chậu nở được từ 2-3 hoa trở lên. Càng về gần Tết thì nở càng nhiều càng tốt (khoảng 25/12 âm lịch). Nếu khí hậu nóng thì 3-4 ngày nở 1 nụ, lạnh thì 4-6 ngày.
    - Lúc nào mở cửa hàng bán lan Tết là lúc đó mới lấy lan, không mua trước 1-2 tháng vì sẽ dưỡng hoa không đạt bằng nhà vườn với môi trường công nghiệp. Thường là từ 15 - 22 Âm lịch là còn lan đẹp, sau đó là hết dần. Nếu có điều kiện nên lấy trong thời gian này.

    - Để có chậu lan đẹp thì cành hoa Hồ điệp nên nở gần hết, lúc đó cánh hoa căng hết cỡ làm cho hoa to và lên màu sắc.
    - Chỉ có màu trắng họng vàng và tím đậm là hoa cực to, khi nở nhìn rất bắt mắt. Những màu khác hoa không to bằng nhưng màu sắc rất đa dạng: vàng, cam, bò sữa, tia chớp, đỏ, tím, hồng,...
    - Về chăm sóc: ta chỉ tưới nước vào chậu khi thấy hơi khô, thường là 2-3 ngày. Nếu tưới hằng ngày, cây sẽ thối rễ, hoa sẽ mau tàn, lá héo, chết cây.
    - Nên mua loại Hồ điệp đẹp sẽ dễ bán, mua loại xấu giá rẻ dễ bị rủi ro.

    2- MOKARA: cây được khách hàng ưu chuộng vì hoa lâu tàn, trồng lại được sau Tết, hoa và cây nhìn khỏe mạnh. Cây dáng trực cao thẳng nhìn vững chắc.
    - Do cây được cắt từ thân mẹ hoặc nhổ gốc nên vòi hoa phải nở 50% thì mới đem cắm chậu để trưng bày.
    - Trước Tết 1 tháng thì nên đặt hàng trước để dành đó, gần Tết lấy về bán. Đặt trước thì dễ có 2-3 vòi hoa, đặt trễ thì giá cao, ít được chọn lựa.
    - Cần chuẩn bị trước trụ ống nước trồng xi măng trong chậu đất to để khi có cây về là cột vào. Nếu cao cấp hơn thì thay ống nước bằng trụ vú sữa sẽ có tính thẩm mỷ cao.
    - Cây có nhiều màu: đỏ, vàng chanh, vàng nến, vàng mai, vàng cam, hồng, tím,... tuy nhiên được ưu chuộng nhất là màu đỏ và vàng.
    - Do cây không có chất trồng nên tưới nước nhiều vào cây, tránh tưới vào hoa.

    3- DENDRO: cũng được bán rất nhiều vào dịp Tết vì giá rẻ, người có thu nhập bình dân vẫn có thể mua được. Sau khi chơi xong trồng lại được.
    - Cần phải mua cây nhú vòi hoa trước Tết 1 tháng 10 ngày đem về dưỡng nụ, nếu mua trễ thì không còn hàng và cây xấu. Năm nào cũng như vậy, trước Tết 15 ngày là không còn cây nào để mua.
    - Vì dưỡng nụ hoa nên có thể sẽ bị hư nụ, lên hoa ít. Kinh nghiệm là nên mua cây đã ra nhiều mùa hoa về dưỡng vì lúc đó cây tuy không đẹp nhưng ít bị hư nụ, vòi hoa dài và nhiều hoa hơn cây tơ.

    - Cây dưỡng hoa để nơi mát mẻ, có nắng, 1 lớp lưới, tưới nước bón phân bình thường (bón phân làm đẹp hoa càng tốt). Nếu khí hậu se lạnh, nắng nhẹ thì quá tốt cho hoa. Đêm lạnh, ngày nắng thì vòi hoa rất mau dài. Không có nắng thì vòi hoa chậm dài, lâu nở hoa.
    - Cần mua thuốc chống ruồi đục nụ để nụ hoa an toàn, không bị hư nụ, vòi dài.
    - Đối với vùng miền lạnh như ngoài Bắc, Trung thì nên nhập sớm hơn là 2 tháng 10 ngày trước Tết. Sau đó tăng giảm ánh sáng nhiệt độ để hoa mau nở hoặc chậm hơn.
    - Màu sắc được ưu chuộng là màu vàng, tím đậm, tím, trắng, tím trắng, sọc, đóm.

    4- VANDA: dòng cây nổi bật với hoa rất to, lâu tàn.
    - Cần phải mua trước Tết 1 tháng 15 ngày để dưỡng hoa (lúc cây cây nhú vòi).
    - Có một số ít cây sẽ không lên vòi hoa.
    - Dưỡng hoa giống như Dendro, tuy nhiên vì cây rễ gió nên cần tưới nước nhiều, độ ẩm vườn cao.

    5- NGỌC ĐIỂM, LAN RỪNG VÀ CÁC LOẠI LAN KHÁC: cũng được nhiều khách hàng ưu chuộng vì đa dạng chủng loại, nhiều màu sắc, hương thơm, có giá trị sưu tầm.
    - Tuy nhiên khá khó khăn cho việc chăm sóc, hoa mau tàn (thường 2 tuần).
    - Cần đặt hàng trước vài tuần để có hàng.
    - Chăm sóc như các loại lan trên

    Ghi chú:
    - Tất cả loại lan bán Tết nên để chổ mát, tránh nắng chiều, 2 lớp lưới, tránh gió to, tránh mưa thì lúc đó hoa sẽ lâu tàn, giử màu sắc, an toàn cho cây.
    - Thời gian bán lẻ thường vào sau 20 Âm lịch, tuy nhiên năm nào nghỉ Tết sớm thì nên bán sớm hơn 2-3 ngày.
    - Nên bán vài loại lan trong những lần đầu tiên ra bán. Nếu có mặt bằng, vốn, tay nghề cắm hoa thì có thể bán chủ lực là Hồ điệp, bán duy nhất lan này trong dịp Tết.
    - Công việc cần làm bây giờ là chuẩn bị chậu men đẹp để cắm hoa, chổ đặt hoa, dưỡng hoa, mặt bằng.

    Các loại phân làm đẹp hoa đã dùng tốt lâu nay:
    http://sieuthihoalan.com/phan-bon-khac/563-phan-k-h-chong-han-va-ret-cho-cay.html
    http://sieuthihoalan.com/phan-thuoc-vat-tu/578-b-sung-ca-bo-mg-zn-contrung.html
    http://sieuthihoalan.com/phan-bon-khac/40-phan-sua-thai.html
    http://sieuthihoalan.com/phan-huu-co/549-phan-hvp-sieu-sc-mau-250ml.html
    Tp. HCM, 20/11/2014
    MAI HUY

    Thứ Ba, 11 tháng 11, 2014

    Làm sao để biết mình tưới nước đủ cho lan?

    Bạn đang không biết tưới nước cho lan thế nào cho đúng? Một ngày bao nhiêu lần?
    Tưới nước nhiều thì lan bị thối? Nhưng tưới ít thì lan bị quá khô?
    Mùa mưa thì tưới thế nào, mùa nắng thì sao?
    Dùng nước nào để tưới lan?

    Chậu lan bạn bị nhiều rêu, có phải là do nước?
    Tưới giờ nào thì tốt cho lan?

    BẬT MÍ với bạn là nước tưới cho lan chiếm hơn 50% thành công trong việc trồng lan của bạn.



    Hình ảnh: Bạn đang không biết tưới nước cho lan thế nào cho đúng? Một ngày bao nhiêu lần?
Tưới nước nhiều thì lan bị thối? Nhưng tưới ít thì lan bị quá khô?
Mùa mưa thì tưới thế nào, mùa nắng thì sao?
Dùng nước nào để tưới lan?
BẬT MÍ với bạn là nước tưới cho lan chiếm hơn 50% thành công trong việc trồng lan của bạn.
Và câu trả lời sẽ có trong ngày mai.

    Thật sự là không có qui định là một ngày phải tưới bao nhiêu lần, và bao nhiêu ngày tưới 1 lần. Mà là tùy vào trường hợp chậu lan của bạn đặt ở đâu.
    Có 1 quy tắc là: "KHI TƯỚI THÌ ƯỚT ĐẪM, KHI CHẬU LAN HƠI KHÔ THÌ MỚI TƯỚI LẠI".


    Khi bạn tuân thủ đúng quy tắc này thì bạn sẽ phát hiện vấn đề tưới nước cho cây rất dễ. Mùa mưa hay nắng ta điều có cách tưới riêng cho vườn cây.

    Ví dụ: nếu bạn trồng sân thượng, gió và nắng nhiều, bạn tưới không đẫm thì khoảng 5 phút sau là khô. Nếu bạn tưới thật thật đẫm, chậu lan trồng sơ dừa giử ẩm tốt thì khoảng nữa ngày là khô, vậy ta tưới lại, nếu mau khô hơn nữa thì lại tưới lại. Nên trồng cây ở sân thượng, tưới vài lần/1 ngày là bình thường.
    Ở dưới đất đến trưa mà thấy khô thì ta tưới lại, còn không khô thì khỏi tưới cho khỏe.

    Hình ảnh: Thật sự là không có qui định là một ngày phải tưới bao nhiêu lần, và bao nhiêu ngày tưới 1 lần. Mà là tùy vào trường hợp chậu lan của bạn đặt ở đâu.
Có 1 quy tắc là: KHI TƯỚI THÌ ƯỚT ĐẪM, KHI CHẬU LAN HƠI KHÔ THÌ MỚI TƯỚI LẠI.
Mời bạn cùng nhau phân tích câu viết HOA ở trên.

    CẦN TƯỚI NƯỚC CHO LAN VÀO GIỜ NÀO?

    Có nhiều bạn cứ nghĩ rằng tưới cây (tất cả loại cây thực vật) buổi tối là tốt. Vì sẵn tiện đi làm về, rảnh rang tưới cho lan Thật sự như vậy có hại cho cây vì buổi tối cây ngủ, không vận động nên không hấp thu nước, chậu cây sẽ bị úng nước trong một đêm. Dẫn đến bộ rễ cây sẽ không phát triển mạnh.

    Nếu bạn có thời gian nên tưới buổi sáng là tốt nhất vì lúc đó cây cần nước để tăng trưởng cho cả ngày. Nên tưới đẫm vào buổi sáng, tưới ướt từ lá cho đến ngọn (không tưới lên hoa). Nếu đến chiều chậu lan khô thì nên tưới lại.
    Bạn nào đi làm cả ngày hoặc không tưới được vào buổi sáng thì đành tưới đêm vậy.

    Hình ảnh: CẦN TƯỚI NƯỚC CHO LAN VÀO GIỜ NÀO?
Có nhiều bạn cứ nghĩ rằng tưới cây (tất cả loại cây thực vật) buổi tối là tốt. Vì sẵn tiện đi làm về, rảnh rang tưới cho lan Thật sự như vậy có hại cho cây vì buổi tối cây ngủ, không vận động nên không hấp thu nước, chậu cây sẽ bị úng nước trong một đêm. Dẫn đến bộ rễ cây sẽ không phát triển mạnh. 

Nếu bạn có thời gian nên tưới buổi sáng là tốt nhất vì lúc đó cây cần nước để tăng trưởng cho cả ngày. Nên tưới đẫm vào buổi sáng, tưới ướt từ lá cho đến ngọn (không tưới lên hoa). Nếu đến chiều chậu lan khô thì nên tưới lại. 
Bạn nào đi làm cả ngày hoặc không tưới được vào buổi sáng thì đành tưới đêm vậy.

    TƯỚI NƯỚC VÀO BUỔI TRƯA

    Nếu bạn muốn tưới nước vào buổi trưa nhưng bạn lại biết thông tin là tưới vào buổi trưa dễ gây ra cháy lá. Thật sự thông tin này hoàn toàn không đúng. Vì sao vậy?

    Tưới lan vào buổi trưa nếu tưới không thật thật đẫm thì bạn đang luộc cây của bạn chứ không phải là cháy lá không thôi. Bạn cần tưới thật ướt, thật nhiều nước, giống như mưa to vậy, tưới làm sao mà khi tưới xong thì bạn đứng trong vườn thấy mát mẻ dễ chịu là được. Lúc đó còn có lợi hơn nữa cho cây vì khi nhiệt độ quá cao (32-35 độ) thì lá cây sẽ đóng khí khổng (lỗ) lại, không tăng trưởng tiếp. Nay ta tưới đẫm thì nhiệt độ vườn hạ thấp, làm cho cây tiếp tục tăng trưởng.

    Cách thực hiện: thời gian tưới từ 11h30-1h30. Tưới ướt đẫm lá và gốc, nụ hoa (hoa thì không tưới nước). Thời gian tưới khoảng 15 phút.


    Hình ảnh: Nếu bạn muốn tưới nước vào buổi trưa nhưng bạn lại biết thông tin là tưới vào buổi trưa dễ gây ra cháy lá. Thật sự thông tin này hoàn toàn không đúng. Vì sao vậy?
Tưới lan vào buổi trưa nếu tưới không thật thật đẫm thì bạn đang luộc cây của bạn chứ không phải là cháy lá không thôi. Bạn cần tưới thật ướt, thật nhiều nước, giống như mưa to vậy, tưới làm sao mà khi tưới xong thì bạn đứng trong vườn thấy mát mẻ dễ chịu là được. Lúc đó còn có lợi hơn nữa cho cây vì khi nhiệt độ quá cao (32-35 độ) thì lá cây sẽ đóng khí khổng (lỗ) lại, không tăng trưởng tiếp. Nay ta tưới đẫm thì nhiệt độ vườn hạ thấp, làm cho cây tiếp tục tăng trưởng.
Cách thực hiện: thời gian tưới từ 11h30-1h30. Tưới ướt đẫm lá và gốc, nụ hoa (hoa thì không tưới nước). Thời gian tưới khoảng 15 phút.

    Mai Huy

    Thứ Tư, 29 tháng 10, 2014

    Bạn đang dùng nước nào tưới cho lan?

    Bạn đang dùng nước nào tưới cho lan?
    Có thể nói hiện nay có rất nhiều nguồn tưới cây, từ nước giếng, nước máy, nước mưa,...
    Mỗi nước đều có ưu nhược điểm khác nhau. Chúng ta cùng nhau phân tích.


    - Nước mưa: nếu bạn ở vùng ít bị ô nhiểm thì nước mưa dùng rất tốt. Trong nước mưa có đạm và nhiều khoáng chất khác. Nếu bạn chú ý thì sau cơn mưa to, cây lan nhìn rất đẹp, có khi dư Đạm quá làm cho cong ngọn luôn. Thường mưa to hơn 15 phút bổ xung lượng nước rất tốt cho chậu lan (mình tưới tay thường không đủ). 


    Nước mưa có PH 7.0 cũng rất tốt cho cây lan, pha với phân bón cũng rất tốt.
    Tuy nhiên ở vùng ô nhiểm thì mưa quá nhỏ sẽ không tốt cho cây.
    Xem thêm bài viết về mùa mưa đối với lan: http://chamsoclan.blogspot.com/2014/07/mua-mua-nay-ban-tuoi-phan-cho-lan-nao.html
    http://hoalanonline.com/cay-moi-ve/cach-xu-ly-mua-roi-nang-trong-mua-mua/


    - Nước giếng: rất nhiều nơi đang dùng nước giếng để tưới cho lan. Từ nhà vườn lớn đến nhỏ. Thường vườn lớn hay dùng nước giếng vì tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên chỉ được dùng khi nước giếng nơi đó thật sự tốt. Thế nào là tốt?
    Nếu giò lan của bạn tưới nước giếng đó bộ rễ phát triển trắng đẹp, đầu rễ xanh tốt. Nước tốt nên bạn tưới gì, pha thêm phân thuốc gì thì tưới cây lan cũng hấp thu rất tốt. Trên mặt chậu không đóng rong rêu nhiều, nhất là rêu nhớt, nếu có thì giò lan của bạn rất dễ xuống cấp, dễ rụng lá, bộ rễ không phát triển.


    Thường là do trong nước giếng có nhiều phèn. Ngoài ra còn bị vôi nhiều, PH quá thấp (dưới 5.0) đều không tốt cho lan.
    Ta có thể khắc phục bằng bộ lọc nước có cát, than, đá,...
    Còn nếu có ít cây thì không nên tưới lan bằng nước giếng, không tiết kiệm được bao nhiêu. Nên tưới bằng nước khác tốt hơn.
    Nên nhớ rằng: nước mà mình uống được thì mới tưới lan được.



    Hình ảnh: - Nước giếng: rất nhiều nơi đang dùng nước giếng để tưới cho lan. Từ nhà vườn lớn đến nhỏ. Thường vườn lớn hay dùng nước giếng vì tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên chỉ được dùng khi nước giếng nơi đó thật sự tốt. Thế nào là tốt?
Nếu giò lan của bạn tưới nước giếng đó bộ rễ phát triển trắng đẹp, đầu rễ xanh tốt. Nước tốt nên bạn tưới gì, pha thêm phân thuốc gì thì tưới cây lan cũng hấp thu rất tốt. Trên mặt chậu không đóng rong rêu nhiều, nhất là rêu nhớt, nếu có thì giò lan của bạn rất dễ xuống cấp, dễ rụng lá, bộ rễ không phát triển.
Thường là do trong nước giếng có nhiều phèn. Ngoài ra còn bị vôi nhiều, PH quá thấp (dưới 5.0) đều không tốt cho lan.
Ta có thể khắc phục bằng bộ lọc nước có cát, than, đá,...
Còn nếu có ít cây thì không nên tưới lan bằng nước giếng, không tiết kiệm được bao nhiêu. Nên tưới bằng nước khác tốt hơn. 
Nên nhớ rằng: nước mà mình uống được thì mới tưới lan được.


    Nước máy: nếu bạn đang dùng nước máy để tưới lan thì bạn đang rất hạnh phúc, vì sao?
    Bạn có biết rằng nếu để lọc nước tại nhà thì thường dùng 3 cục lọc hoặc 5, vừa nhỏ vừa mau dơ (nhanh thay lọc mới). Trong khi đó nước máy được Công ty cấp nước lọc rất kỹ, từ hồ này qua hồ khác, chất này qua chất khác, khử trùng,... phải đảm bảo an toàn, sạch thì mới cung cấp cho dân dùng. Mà ở nhà, ta không thể nào làm được.
    Thường độ PH nước máy là 7.0, rất tuyệt vời để tưới lan.
    Nhược điểm của nước máy là đắt tiền. Có một số vùng còn hôi mùi Flo sát trùng nên cần phải để 1-2 ngày mới tưới lan.

    Ảnh của Hoa lan cây xanh.

    Ảnh của Hoa lan cây xanh.

    - Nước sông, suối, ao hồ: 
    Nếu dùng các loại nước trên thì nguồn nước không được ô nhiểm, nhiểm mặn, phèn, vi khuẩn, vi trùng.
    Tất cả nguồn nước trên nên chứa vào 1 cái hồ hoặc bồn nước, cho lắng cặn xuống, lấy nước trong tước. Có thể nuôi cá, bèo, lục bình, để nước cải thiện tốt hơn.
    Thường nước suối có nhiều vi lượng, tốt cho cây.

    Tp. HCM, ngày 29/10/2014
    Xin vui lòng ghi tên tác giả nếu có đăng lại trang web khác.


    Hình ảnh: - Nước sông, suối, ao hồ: 
Nếu dùng các loại nước trên thì nguồn nước không được ô nhiểm, nhiểm mặn, phèn, vi khuẩn, vi trùng.
Tất cả nguồn nước trên nên chứa vào 1 cái hồ hoặc bồn nước, cho lắng cặn xuống, lấy nước trong tước. Có thể nuôi cá, bèo, lục bình, để nước cải thiện tốt hơn.
Thường nước suối có nhiều vi lượng, tốt cho cây.

    Thứ Sáu, 24 tháng 10, 2014

    CÁCH TĂNG PH CHO NƯỚC ĐỂ TƯỚI LAN

    CÁCH TĂNG PH CHO NƯỚC ĐỂ TƯỚI LAN:

    Độ PH của nước khi tưới lan +7 là tốt nhất vì lúc đó chậu lan ít bị đóng rong rêu. Có pha thêm phân thuốc vào nước thì PH giảm xuống 5.5 là vừa.
    - Nếu đang dùng nước máy thì PH cao tầm 7.0 nên tưới lan rất tốt, không cần phải tăng PH.
    - Có thể dùng hóa chất để tăng PH. Mua tại những điểm bán đồ lọc nước (thường ở những vùng quận ven có bán, VD: quận 12, Hốc môn).


    Tăng PH theo kiểu làm nước đá.


    - Cách cổ điển mà hiệu quả nhất là áp dụng như những nơi làm nước đá. Cho nước chảy từ trên cao xuống, phun thật mịn, xòe ra. Có thể làm sủi bọt từ dưới nước lên như những nơi nuôi trồng Thủy sản. 2 cách này đều làm tăng độ PH nước theo nguyên lý: làm cho hạt nước vỡ ra -> PH tăng.
    - Nếu trong nước có nhiều vi sinh vật thì PH nước tăng: xác động vật, phân động vật, lá cây, mùn đất, đất vi sinh chuyên ngâm cho nước.
    - Khi tưới nước cho lan, dòng nước càng đi xa, càng mịn (vòi phun ra nhiều lỗ) thì PH sẽ tăng.

    Tp. HCM, 24/10/2014.
    Mai Tuấn Huy.



    Hình ảnh: Vấn đề tưới nước cho lan:
Độ PH +7 là tốt nhất vì lúc đó chậu lan ít bị đóng rong rêu. Có pha thêm phân thuốc vào nước thì PH giảm xuống 5.5 là vừa.

Bài viết kỳ sau sẽ hướng dẫn cách tăng PH cho nước (cần 50 like bài này để tăng niềm cảm hứng khi viết).

    Thứ Tư, 1 tháng 10, 2014

    Cách xử lý mưa rồi nắng trong mùa mưa

    Hiện tại, rất nhiều bạn đau đầu vì thời tiết phát triển cực đoan làm ảnh hưởng đến vườn lan của mình. Hy vọng bài viết sau đây sẽ giúp bạn xử lý một số trường hợp:
    - Mưa nhiều nhiều giờ, rồi lại nắng gắt: nếu giá thể trồng lan ít giử nước thì nên tăng cường tưới nước dưới nền nhà để bù độ ẩm vườn mất đi đột ngột.
    - Mưa nhiều, từ vài giờ, cả đêm, vài ngày: nên nhớ là cây lan có thể sống thủy sinh tốt trong chậu trong vài giờ liền, chỉ cần không để chậu lan ướt (có nước) mãi là được. Chậu trồng lan phải thoát nước tốt, mưa xuống là thoát nước ngay. Chậu lan nên treo cao hơn 50cm so với mặt đất để tránh tình trạng nước bẩn dưới nền văng lên chậu.
    - Nắng gắt rồi mưa, mưa có khi rất ít: rất nhiều người sợ vấn đề này, họ gọi mưa đó là mưa Axit, dễ làm thối cây. Thường là sau cơn mưa nhỏ, nhiều người tưới lại nước sạch để rửa nước bẩn trên cây. Tuy nhiên qua chú ý ở vườn lan của mình độ ẩm lúc nào cũng cao (do trồng bằng bột dừa) thì sau cơn mưa nhỏ, vườn lan mình không bị vấn đề gì. Cần rửa sạch nước ở cơn mưa đầu mùa và cuối mùa.
    - Mưa nhẹ vài hột rồi thôi: nếu vườn có độ ẩm cao thì không sao. Còn không thì phải rửa lại bằng nước sạch.

    Tóm lại nếu độ ẩm trong vườn của bạn cao (khoảng 75 - 90%) thì sẽ tránh được sự thay đổi khí hậu đột ngột. Vì cả khu vườn được bao bọc bởi tiểu khí hậu riêng mình.
    Cần tưới thuốc trừ nấm (đầy đủ các loại) định kỳ để cây có sức khỏe, đề kháng được bệnh tật.
    Nếu cây lan của bạn thấy chồi non phát triển "kinh khủng" to lớn quái dị (to hơn tay cái) thì phải cực kỳ chú ý, nếu không chồi đó rất dễ bị thối. Ta cần giảm nước tối đa, ngưng tưới phân có hàm lượng đạm, tưới phân có hàm lượng Lân và Kali cao (như 6-30-30, Canxi). Tham khảo bài viết Mùa mưa này bạn tưới phân cho lan thế nào?
    Mong được các bạn đóng góp ý kiến và giúp sức để bài viết hoàn thiện hơn nữa.
    Tp Hồ Chí Minh, 01-10-2014
    MAI HUY



    Thứ Tư, 23 tháng 7, 2014

    Mùa mưa này bạn tưới phân cho lan thế nào?

    Mùa mưa này bạn tưới phân cho lan thế nào?

    * Thường trong mùa mưa, lượng đạm trên cây khá cao. Nhất là sau trận mưa dầm thì cây lan dư đạm, bạn sẽ thấy ngọn lan của bạn gục đầu xuống. Vì vậy ta không nên tưới phân có hàm lượng đạm cao: 30-10-10, phân cá, bánh dầu,... Nên tưới phân có hàm lượng Lân, Kali, Canxi cao, giúp cây cứng cáp, tiêu thụ được lượng đạm dư thừa.
    VD: 6-30-30,  Đầu trâu số 2, 3, phân bón làm đẹp hoa, Canxi.
    http://sieuthihoalan.com/29-phan-bon

    * Cuối mùa mưa cây rất hay bị bệnh, có lúc chết rất nhiều cây. Lý do là cuối mùa mưa vườn được tích lũy nhiều bệnh, độ ẩm vườn cao do mưa nhiều, kết hợp có Bão. Lúc đó nếu vườn bạn được ngừa bệnh từ đầu mùa, tích lũy nhiều dưỡng chất thì cuối mùa rất ít bị bệnh.

    * Đầu mùa mưa, giữa, cuối nên vệ sinh dưới nền thật kỹ bằng vôi bột (dùng trong Thủy sản), hoặc tưới Bencona liều đậm đặc 7-10cc/1 lít nước (không tưới lên lá).





    Hình cây bị dư dạm cong ngọn và cây đủ đạm, thẳng ngọn.

    * Về trừ bệnh thì nên tưới:
    - Dithan M45: trừ được nhiều bệnh thông dụng cho lan.
    http://sieuthihoalan.com/nam-benh-thong-dung/298-dithane-m-45-250g.html
    - Aliette: trừ thối rễ, gốc.
    http://sieuthihoalan.com/phan-thuoc-vat-tu/566-aliette.html
    - Carbenzim: trị bệnh thán thư cho lan.
    http://sieuthihoalan.com/nam-benh-thong-dung/45-thuoc-tru-nam-carbenzim-500fl.html
    - Agri-Fos: trừ bệnh thối nhũn cho cây.
    - Trừ ốc: mùa mưa rất dễ bị ốc cắn rễ và chồi lan.
    Các loại thuốc trên, ta tưới xoay vòng đầy đủ các loại thuốc để cây đủ chất, ngừa bệnh.

    Mai Tuấn Huy



    Thứ Tư, 9 tháng 4, 2014

    Bộ phân bón dành cho người mới bắt đầu chơi lan

    Trên thị trường hiện nay rất nhiều loại phân, làm cho rất nhiều người chơi lan mới phân vân không biết chon loại phân nào phù hợp, pha trộn tưới ra sao. Vì vậy rất cần những loại sử dụng đơn giản, giá thành tốt, 1 tuần tưới 1 đến 2 lần.
    Bộ phân bón sau đây thường bao gồm các loại phân và thuốc đơn giản, đầy đủ các dưỡng chất cho cây, ngăn ngừa bệnh.
    Các bộ phân bón chưa có loại phân tan chậm, Quý khách có thể mua thêm tại đây:
    Có thể mua thêm phân bón Hữu cơ toàn diện 4 trong 1 để tưới xen kẽ giá 70.000 đ theo link sau: http://sieuthihoalan.com/phan-huu-co/673-phan-hu-c-4-trong-1.html
    Khi Quý khách có nhu cầu mua bộ phân, thuốc chuyên về Ra hoa, dưỡng hoa (đẹp hoa, trừ sâu hại hoa), ra rễ, nấm bệnh, trừ sâu, thối nhũn, các loại riêng (VD: Mg, Ca, trị ruồi đục nụ)… thì phần Ghi chú trong Thanh toán đơn hàng, Quý khách điền thông tin vào.
    Các loại phân chúng tôi bán sẽ có thể thay đổi tùy theo mùa (mùa nắng mùa mưa khác nhau), có hàng, vùng miền, loại lan (nếu là lan rừng, lan công nghiệp).
    Bộ phân bón dùng cho 50 cây sử dụng khoảng 06 tháng. Dùng đa phần cho các loại cây trên thị trường.


    Cách sử dụng rất đơn giản, tuân theo những quy tắc sau:
    -         1 tuần 1 lần hoặc 2 lần, mỗi lần mỗi loại phân khác nhau, không cần pha chung. Trừ nấm và sâu cũng vậy. Tưới như vậy thì cây sẽ ít bị thiếu chất, ngăn ngừa bệnh.
    -         Pha chế theo hướng dẫn trên bao bì  1 g hoặc 1cc, 1ml là 1 muỗng Yaourt gạt ngang.
    -         Dùng liều theo các loại cây kiểng, ăn trái. Tuyệt đối không dùng liều cho cây lúa, cây trồng trong nước vì liều dùng rất cao.
    -         Khi tưới, cần tưới lúc nhiệt độ vườn thấp như là sáng mát hay chiều tối. Có thể tưới nước qua để khu vực tưới hạ nhiệt độ.
    -         Buổi sáng nên tưới phân, buổi chiều tưới trừ nấm sâu (lúc đó đóng cửa luôn, không ra vườn lan)
    -         Sau khi tưới phân, kỳ nước tưới sau tưới gấp đôi lượng nước bình thường, để cây hấp thu phân thêm và bổ sung lượng nước do cây cần sau khi ăn phân bón.
    -         Sau khi tưới nấm và trừ sâu thì lượng nước tưới sau đó bình thường.
    -         Tất cả sản phẩm bán đều có Tiếng Việt, hướng dẫn sử dụng trên bao bì.


     Bộ cơ bản giá 100.000 đ:
    -         Phân hữu cơ
    -         Ra rễ
    -         Ngừa nhện đỏ
    -         Trừ nấm cơ bản.
    Bộ cơ nâng cao 200.000 đ:
    -         Phân hữu cơ
    -         Ra rễ
    -         Phân bổ sung vi lượng
    -         Phân bón NPK
    -         Ngừa nhện đỏ
    -         Trừ nấm cơ bản
    -         Trừ nấm thán thư, đốm vàng
    Bộ cơ bản giá 300.000 đ:
    -         Phân hữu cơ
    -         Ra rễ
    -         Phân bổ sung vi lượng
    -         Phân kích ra hoa, ra chồi, rễ
    -         Phân bón NPK trọn bộ
    -         Ngừa nhện đỏ
    -         Trừ nấm cơ bản
    -         Trừ nấm nhiều loại, đa dạng
    -         Trừ nấm thán thư, đốm vàng
    Các loại phân có thể thay đổi tùy theo mùa.
    Sản phẩm đang bán tại trang web: SieuThiHoaLan.com

    Thứ Năm, 3 tháng 4, 2014

    DÀNH CHO NGƯỜI BẮT ĐẦU TRỒNG LAN

    Đầu tiên khi trồng lan bạn rất suy nghĩ và phân vân nhiều thứ: Không biết trồng lan gì, mua lan rẻ, cây con để chết cho đỡ phí hay chăm sóc thế nào, tưới nước, phân ra sao,…? Bài viết này sẽ không đi chuyên sâu vào vấn đề mà chỉ định hướng ra cách giải quyết ngắn gọn và đơn giản nhất.
    1- Nên trồng lan gì? Thường mới trồng lan, mong muốn duy nhất của người trồng lan là trồng ra hoa để chiêm ngưỡng trước, sau đó là cây sống và ra hoa thường xuyên sau này. Vì vậy ta nên mua lan dễ hoa dễ trồng, hiện tại trang web chúng tôi (www.SieuThiLan.com) có mục những cây đạt tiêu chí như vậy, theo link: http://sieuthihoalan.com/61-de-trong-de-hoa
    • Cây lan có hoa càng to thì càng khó ra hoa và khi ra hoa xong sẽ mau mất sức, cây dễ suy yếu. VD: như cây Cat hoa to, Vanda, Hồ điệp hoa to sẽ chậm có hoa hơn so với Dendro nắng, Brasavola, Cat hoa mini.
    • Nên chọn cây trồng chậu, cây đa thân (Dendro, Cat,…) hơn là những cây chỉ có rễ gió, đơn thân (Vanda, Asco, Giáng hương,…) vì cây đa thân có chậu, có giá thể giữ nước, giữ ẩm cho lan khi không có thời gian tưới cho cây. Trồng sân thượng, ban công càng hạn chế trồng cây có rễ gió.

    2- Nên mua cây lan con hay lan trung, lan lớn?
    • Thường 90% khách hàng khi liên hệ hoặc đến chỗ chúng tôi mua hàng thì đa số chọn cây rẻ tiền và cây nhỏ để mua khi mới trồng lan.
    • Cây rẻ tiền thì đúng, nhưng cây nhỏ thì sai. Khi mua cây rẻ tiền thì lan có chết thì không có tiếc, học được nhiều kinh nghiệm. Còn mới vào trồng lan, chưa có kinh nghiệm, mua cây nhỏ về chăm rất khó, cây dễ chết, lâu ra hoa, mau nản và không trồng nữa. Vì vậy ta nên gom tiền của nhiều cây nhỏ thành một cây lớn để mua cây to khỏe hơn.
    • Lan lớn có sức khỏe tốt, chống được nhiều bệnh, thích nghi môi trường cao. Có thể sang chậu dễ dàng. Còn cây nhỏ chỉ việc trồng cây sao không cho lung lay cũng là vấn đề khó rồi.
    • Có một số cây con có thể trồng lúc bắt đầu trồng lan vì tuy là cây con nhưng cây khá khỏe: Brasavola, Dendro màu, Cattleya. Những cây con nhỏ khó trồng, khó cố định cây khi mới vào chậu, ta nên tránh, chờ lúc có nhiều kinh nghiệm thì sẽ trồng lại: Vanda, Mokara, Ngọc điểm, Dendro quá nhỏ, những cây quá nhỏ.

    3- Khi mới mua về chăm sóc như thế nào? Thay chậu, chất trồng làm sao?
    • Cây mới mua về nên để chỗ mát khoảng 1-2 ngày cho cây thích nghi khí hậu. Sau đó tùy cây ta để chỗ phù hợp. Tưới nước và bón phân bình thường.
    • Nếu giả hành cây hoặc giá thể mục nát, nấm mốc nhiều thì nên thay chậu.
    • Mùa thay chậu phù hợp là đầu mùa mưa (khoảng tháng 5-6 trong miền Nam).
    • Nếu chất trồng là sơ dừa thì ta nên chú ý như sau: nếu sơ dừa mục nát thì bỏ đi, nếu còn tốt thì giữ lại, trồng vào chậu to, bỏ chất trồng mới chung quanh. Lúc thay chậu, nên cắt bỏ rễ hư, gãy đi. Nên bắt đầu thay chậu từ những cây rẻ tiền trước.
    • Chất trồng mới: nếu cây rễ to như Ngọc điểm, Hồ điệp thì trồng than cỡ 2cm. Nếu rễ nhỏ như vũ nữ, Dendro thì trồng than cỡ 0.5 – 1cm. Trồng theo quy tắc than to ở dưới, than nhỏ trên cùng, than không được quá to, khó hút được nước sẽ dễ nổi nấm mốc. Ngoài ra còn có các loại giá thể khác để trồng lan cũng rất tốt: dớn tổ quạ, dớn cọng, đá núi lửa...các bạn có thể tham khảo thêm.

    4- Tôi không có nhiều thời gian thì chăm sóc và bón phân cho cây ra làm sao?
    • Nếu có thời gian thì bón phân 1 tuần 2 lần.
    • Nếu ít thời gian thì cuối tuần bón như sau: sáng mát trời tưới phân, trưa 10h hoặc chiều tưới nước thật nhiều để cây hấp thu tốt phân bón. Chiều mát tưới nấm bệnh hoặc trừ sâu. Tham khảo cách tưới phân, thuốc theo link: http://chamsoclan.blogspot.com/
    • Tham khảo bộ phân bón cơ bản cho lan: http://sieuthihoalan.com/phan-bon-khac/731-bo-phan-bon-cham-soc-lan.html

    5- Tôi muốn nâng cao tay nghề trồng lan thì như thế nào?
    • Chúng ta có thể đi học trồng lan (ở trường Đại học Khoa học tự nhiên Tp.HCM khoa Sinh hoc có lớp dạy trồng lan). Hoặc tham khảo thông tin trên Internet, tuy nhiên phải chọn lọc vì tùy theo từng loại cây lan, từng vùng trồng, khí hậu trồng....mà có cách chăm sóc cho cây phù hợp.
    • Sau khi trồng một thời gian, nếu chịu chú tâm, học hỏi kinh nghiệm thì sau khoảng 6 tháng thì tay nghề sẽ nâng cao, sau 1 năm sẽ rành về trồng lan.

    Tp.HCM, 03/04/2014
    Mai Tuấn Huy