Thứ Năm, 22 tháng 12, 2011

Download sách trồng lan của Trần Hợp, sách lan Đài Loan


Link sách trồng lan của Trần Hợp. Link mới:
http://upfile.vn/4Vc2
http://upfile.vn/4Vco
http://upfile.vn/97lG

Hướng dẫn: Giải nén chung 1 thư mục để đọc file PDF.
Phần mềm giải nén: http://www.mediafire.com/?ez258rfz25ryhid
Phần mềm đọc file PDF: http://www.mediafire.com/?z920chrzlpz2d16


Link xem sách lan của Đài Loan.
http://upfile.vn/hv9X



MAI TUẤN HUY
ĐC: 55B, Hẻm 04, Đào Sư Tích, Xã Phước Lộc, Huyện Nhà Bè, Tp.HCM.
ĐT: 0933 267 345
-------------------------------
- Email: HoalanOnline@Gmail.com
- Hoa lan Online
http://www.5giay.vn/showthread.php?t=1018083
- Website: www.HoaLanOnline.com
- Album hoa lan:
http://s329.photobucket.com/albums/l364/huychay/

HƯỚNG DẪN TƯỚI PHÂN, THUỐC CHO CÂY LAN

HƯỚNG DẪN TƯỚI PHÂN, THUỐC CHO CÂY LAN 
 Loại thuốc
Tên thuốc
Sử dụng
Liều lượng
Chú ý


 Phân
30-10-10 (hoặc đầu trâu số 501)

1 tuấn 1 lần (xen kẽ)

2g/1 lít nước
Tưới gốc (không tưới hoa, vòi hoa)
 Phân
20-20-20 (hoặc đầu trâu 701-901)

2-3 tuần 1 lần (xen kẽ)
2g/1 lít nước
Tưới gốc (không tưới hoa, vòi hoa)
 Kích thích
B1, ra rể TS4,...
2-3 tuần 1 lần (tưới chung phân)
2cc/1 lít nước
Tưới gốc (không tưới hoa, vòi hoa)
 Phân cung cấp hữu cơ, vi lượng
Phân cá, Rong biển
1 tuần 1 lần (xen kẽ)
2cc/1 lít nước
Tưới gốc (không tưới hoa, vòi hoa), mùa mưa ko tưới





 Trừ sâu



1 tuấn 1 lần (xen kẽ). Sau khi 3 lần thì 1 tháng 1 lần.

Theo hộp
Tưới khắp cây (vòi hoa cũng tưới)

 Trừ bệnh



Mùa mưa: 1 tuấn 1 lần (xen kẽ các loại với nhau).
Mùa nắng: 2-3 tuần 1 lần (có thể 1 tháng 1 lần)
Theo hộp
Tưới gốc (không tưới hoa, vòi hoa)


 Chú ý: liều lượng trên dùng cho cây lớn. Cây nhỏ, cây con giảm 1/2 liều
Khi pha, 1 muỗng yogurt gạt ngang tương đương 1cc hoặc 1g (nếu phân tan chảy thì là 2g).
Cách tưới trên là cách tưới cơ bản, đơn giản. Ngoài ra còn có cách tưới phức tạp, được trình bày trong lớp học trồng lan.

MAI TUẤN HUY
ĐC: 55B, Hẻm 04, Đào Sư Tích, Xã Phước Lộc, Huyện Nhà Bè, Tp.HCM.
ĐT: 0933 267 345
-------------------------------
- Email: HoalanOnline@Gmail.com
- Hoa lan Online
http://www.5giay.vn/showthread.php?t=1018083
- Website: www.HoaLanOnline.com
- Album hoa lan:
http://s329.photobucket.com/albums/l364/huychay/

Hoa lan tại sao có lúc thơm lúc không???

Có nhiều người mua lan thơm về nhưng ko thấy thơm, thường do những lý do sau:

1-Thời gian: thường lan Dendro thơm lúc ánh sáng tốt. 10 giờ sáng có nắng và thơm đến 2-3 giờ chiều.  Trời mát thơm rất ít.

2-Thời tiết thay đổi thường xuyên: lúc nắng lúc ko, cây cũng thơm rất ít hoặc ko.

3-Xịt thuốc nấm nồng độ cao cũng làm cây bị át mùi thơm.



4-Một số cây thơm với người này, nhưng không thơm với người kia: cái này có thể do mũi nhạy cảm với hoa đó, hoặc dị ứng.

5-Lan Brasavola thì thơm ban đêm, thời gian có thể chiều tối, đêm, hoặc gần sáng. Nên có thể 7-8 giờ tối lan vẫn chưa thơm. Có loại thơm cả ngày và đêm, rất quý, đáng sưu tầm.



6- Kinh nghiệm: khi mua cây Dendro thơm, nếu vào chiều tối mà hoa vẫn còn 1 ít hương thơm thì cây đó ban ngày rất thơm.



7- Có một số hoa lan khi đi xa mới nghe mùi thơm rõ, gần không có mùi cụ thể.

8- Một số lan mới nở thì chưa thơm, khoảng 3-4 ngày sau mới thơm. Hoăc gói giấy báo vận chuyển sau 2-3 ngày, cây nghỉ (ngủ) cũng làm mất mùi, sau vài ngày hoa thơm lại.

MAI TUẤN HUY
ĐC: 55B, Hẻm 04, Đào Sư Tích, Xã Phước Lộc, Huyện Nhà Bè, Tp.HCM.
ĐT: 0933 267 345
-------------------------------
- Email: HoalanOnline@Gmail.com
- Hoa lan Online
http://www.5giay.vn/showthread.php?t=1018083
- Website: www.HoaLanOnline.com
- Album hoa lan:
http://s329.photobucket.com/albums/l364/huychay/

Chăm sóc cơ bản cho lan

1-Vị trí đặt lan: đặt nơi có ánh sáng nhẹ, không gay gắt, không tối. Nếu không có lưới thì có thể đặt dưới mái hiên, bóng cây (Hồ điệp rất thích hợp đặt dưới mái hiên do không bị nước mưa trực tiếp làm thối đọt, lá). Tốt nhất là có ánh sáng vào buổi sáng, thời gian có ánh sáng trên 5 giờ.
Còn lý tưởng nhất là nên dưới lưới, ánh sáng nhiều nhất trong ngày.

2-Tưới nước: không tưới nước phèn, mặn. Dùng nước máy là tốt nhất (nên để 1-2 ngày để bay hơi đi Clo rồi tưới). 1 ngày tưới thật đẫm vào sáng sớm (tươi đi tưới lại nhiều lần), nếu vào mùa khô thì tưới nhẹ thêm vào buổi chiều (3 giờ). Chú ý: thấy chậu khô (nhưng còn ẩm là được) mới được tưới, không tưới lên hoa. Nếu trồng sơ dừa, bột dừa thì tuyệt đối không cho khô, vì khi khô rất khó tưới ướt lại (phải ngâm nước lâu). Xem thêm theo link: http://www.chamsoclan.com/2014/11/lam-sao-e-biet-minh-tuoi-nuoc-u-cho-lan.html


3-Môi trường đặt lan nên mát mẻ. Nếu đặt trên sân thượng thì cần phải cải tạo môi trường. Vui lòng gọi điện thoại để được tư vấn tốt nhất (0933 267 345, Mai Huy).
http://www.chamsoclan.com/2012/05/cham-soc-lan-nha-pho.html



4-Bón phân và thuốc: xin mời xem qua phần: Bón phân có sẵn cho lan và lịch Bón phân.
Chú ý: mùa mưa cần ngừa nấm 1 tuần 1 lần, trừ sâu 1 tháng 1 lần. Mùa nắng thì ngược lại.
Nên ngừa hơn chữa vì ngừa dễ hơn chữa rất nhiều. Sau khi bị bệnh dù có chữa hết thì cây cũng bị thẹo trên lá nhìn rất xấu. Như lá cây bị Rỉ sắt, Thán thư, Nhện đỏ.
Khi cây có số lượng trên 20 cây thì nên ngừa sâu bệnh.
Trồng lan trên sân thượng hoặc nền gạch thì tỷ lệ sâu bệnh sẽ ít đi rất nhiều.

5-Giá thể, chất trồng: đa số các chậu lan mua về thì có sẵn than hoặc sơ dừa (gọi là giá thể) trong chậu sẵn, vì vậy không cần bỏ thêm vào (chỉ khi nào bị rơi rớt ra ngoài hoặc giá thể hư mục thì mới bỏ thêm vào). Đa số người chơi mới mua lan về hay bỏ thêm vào đầy chậu (bỏ lên trên) làm cho lan không mọc chồi được, dễ gây thối. Chú ý: không phải bỏ nhiều than hay chất trồng vào là làm cây tốt hơn, cây lan chỉ "mượn" giá thể để sống, để bám vào. Giá thể giử nước, phân, cung cấp lại cho lan.
Sau lâu ngày trồng (1-2 năm) thì chất trồng mục, hư đi. Nếu ta không rành thay chậu thì có thể bớt chất trồng cũ đi, bỏ vào chất trồng mới. Sau 1-2 tháng sẽ thấy rễ mới ra nhiều bám vào chất trồng mới, cây sẽ xanh tốt trở lại.
Nên giử chất trồng thường xuyên ẩm thì tốt hơn cho lan, lan lúc nào cũng có đủ nước để nuôi cây.
Nếu trồng bằng gỗ vú sữa hay các loại gỗ khác thì nên rửa sạch bằng nước, sau đó rửa lại nước sạch, phơi nắng cho khô. Sau đó ghép lan vào. Vì như vậy giá thể sẽ sạch sẽ, không bị vi khuẩn nấm mốc, cây sẽ phát triển rất tốt sau này.



6- Sau khi đem cây về: thường sẽ gặp 1 ít tình trạng sau: vàng lá, rụng hoa, héo nụ. Tất cả đều bình thường vì là do thay đổi môi trường, cách chăm sóc mỗi người khác nhau, cây bị sốc và rụng lá.
Chỉ khi nào thấy cây rụng hết lá, bị thối thì mới đáng lo.

MAI TUẤN HUY
ĐC: 55B, Hẻm 04, Đào Sư Tích, Xã Phước Lộc, Huyện Nhà Bè, Tp.HCM.
ĐT: 0933 267 345
-------------------------------
- Email: HoaLanOnline@Gmail.com
- Hoa lan Online
http://www.5giay.vn/showthread.php?t=1018083
- Website: www.HoaLanOnline.com
- Album hoa lan:
http://s329.photobucket.com/albums/l364/huychay/






Thứ Năm, 15 tháng 12, 2011

Phân bón cho lan dễ tìm nhất.

Hiện tại nhiều nơi mua phân bón không có, nhất là những nơi vùng sâu vùng xa. Những loại phân  có trong dân gian sau đây có thể dùng tạm trong lúc mua được phân đúng.
Chú ý: nếu có phân bón thì không nên dùng những loại này vì dùng lâu sẽ dễ bị nấm làm hại cây.

1- Bón nước vo gạo: sau khi vo gạo xong, pha với nước sạch, tỷ lệ 1:2, tưới cho lan. Công dụng: ra rễ, chồi, bồi bổ cho cây,...
2- Bón nước rửa cá: sau khi rửa cá với nước sạch (chú ý không có muối hay các chất khác), lấy nước đó tưới lan (không lấy cặn bả, thịt cá, xương cá,..). Nếu dùng nước vo gạo rửa cá thì càng tốt (cá sẽ rất sạch, không tanh). Công dụng: bồi bổ đầy đủ chất cho cây.
3- Nước dừa, nước sữa: pha với nước tỷ lệ 1:2 (hoặc hơn). Công dụng: bổ sung vitamin, khoáng chất, chất đạm cho cây.
4- Nước tiểu: pha với nước tỷ lệ 1:10. Công dụng: bổ xung bổ sung vitamin, khoáng chất, vi lượng,...



5- Nước trà: pha với tỷ lệ 1:10. Công dụng: ngừa nấm (theo lưu truyền dân gian, chưa kiểm chứng cụ thể).
6- Phân 20-20-20: chỉ số cân bằng cho cây, tưới đều các thời kỳ tăng trưởng cho cây. Giá thành rất rẻ: chỉ với 1 lọ nhỏ khoảng 20.000 đ là có thể dùng rất lâu mới hết. Pha với nước theo hướng dẫn. 3 ngày (hoặc 1 tuần) tưới 1 lần.
7- B1: giống nước vo gạo ở trên, nhưng là thuốc pha sẵn (công nghiệp). Pha với nước theo hướng dẫn. 3 ngày (hoặc 1 tuần) tưới 1 lần.
8- Phân tan chậm: cung ứng phân bón cho lan mỗi ngày. Chú ý phải tưới nước nhiều thì phân tan chậm mới phát huy hiệu quả.

 
9- Tinh dầu khuynh diệp: có thể ngăn ngừa, đuổi côn trùng, giảm thiểu tối đa thiệt hại do sâu bọ gây ra. Không độc hại cho người và môi trường.
10- Xà lách: nhử ốc ăn xà lách, xong rồi bắt. Đặt xà lách lên chậu lúc chiều tối, khoảng 10h đêm ra bắt. Khoảng 3 ngày là ốc "mất dạng", 1 tháng 1 lần.
11- Giấm công nghiệp: cách chưa được kiểm chứng thực tế. Mua giấm công nghiệp ngoài chợ (chua nhiều hơn giấm nuôi), dùng lau hoặc phun lên lá lan trừ được rệp sáp, rệp vảy hiệu quả.

Tất cả các loại phân thuốc trên đều có thể tưới hàng ngày cho cây (hay cách quãng 1 ngày), nếu tưới hằng ngày thì pha loãng hơn. Sau khi tưới khoảng 30 phút phải xả lại nước sạch (nhiều nước) để đề phòng nấm bệnh và kiến. Tất cả nên tưới vào gốc lan.
Các loại phân trên đa số là phân hữu cơ (trừ mục số 6 và 7), nên có thể áp dụng cho các loại lan, lan rừng thì càng phù hợp hơn nữa.
Chúng ta nên nhớ: hoa lan rất cần phân (nhưng ít), nếu không có tưới phân, chỉ tưới nước thì cây đa số sẽ không phát triển, ra hoa vài lần rồi chết từ từ. 



MAI TUẤN HUY
ĐC: 55B, Hẻm 04, Đào Sư Tích, Xã Phước Lộc, Huyện Nhà Bè, Tp.HCM.
ĐT: 0933 267 345
-------------------------------
- Email: HoalanOnline@Gmail.com
- Hoa lan Online
http://www.5giay.vn/showthread.php?t=1018083
- Website: www.HoaLanOnline.com
- Album hoa lan:
http://s329.photobucket.com/home/huychay/allalbums

 

Thứ Tư, 9 tháng 11, 2011

CÁCH HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC LAN CƠ BẢN NHẤT

BẠN MUA LAN VỀ VÀ MỘT THỜI GIAN NÓ CHẾT ĐI.

TRỒNG HOÀI MÀ KHÔNG CÓ HOA

KHÔNG BIẾT CHĂM SÓC SAO CHO ĐÚNG NHẤT

VÀ ĐÂY LÀ CƠ HỘI CHO BẠN KHI ĐỌC NHỮNG THÔNG TIN DƯỚI ĐÂY:

1-Không được tưới phân khi chậu khô. Nên tưới nước sơ qua trước khi tưới phân. Cây sẽ hấp thu phân tốt hơn (vì nhiệt độ mát là điều kiện lý tưởng để cây hấp thu), ngoài ra có pha phân quá liều cũng hạn chế làm hại cây.

2-Nên tưới phân khi chậu lan có độ ẩm cao. Thời gian tốt nhất là sáng mát và chiều mát. Lúc đó cây không bị nóng và sốc do phân đem lại.

3-Cữ nước sau khi tưới phân nên tưới thật đẫm để xả hết phân và làm cây hấp thụ phân tốt hơn.

4-Nên dùng phân tan chậm nếu không thường xuyên tưới phân. Tưới nước nhiều để phân tan chậm phân huỷ tốt.


5-Trồng lan phải thường xuyên tưới phân thì cây mới tốt được. Nên tưới 1 tuần 2 lần, nếu tưới 2 ngày 1 lần thì nên tưới loãng. Nên tưới đầy đủ phân hữu cơ và vô cơ cho cây, để cây có đầy đủ đa, trung, vi lượng. 

6-Khi tưới lan nên tưới từ từ cho lan ướt thật đẫm. Nên tưới nước và phân dạng phun sương, hạt nước càng nhỏ càng tốt (sương).

7-Phân phải hòa tan vào nước hết, quậy thật đều trước khi tưới. Nếu là phân thuốc dạng nước, nên lắc đều rồi pha vào nước.

8-Nên cân bằng lượng N-P-K trong 1 tuần hay 2 tuần để cây có đầy đủ chất làm phát triển: thân, lá, chồi, rễ, hoa,...



9-Tất cả giá thể trồng lan: sơ dừa, than, dớn, vú sữa,... đều phải ngâm và vệ sinh thật kỹ, để cho cây lan phát triển thật tốt sau này (không bị nấm).
Có thể dùng nước rữa chén pha loãng nước để vệ sinh. Nếu có Bencona dùng thì quá tốt.

10-Những lưu ý khi trồng lan sân thượng, lan can: chậu lan trên sân thượng phải trồng chậu to, giá thể nhỏ để giử ẩm cho cây. Chậu lan phải thường xuyên ẩm, không được khô, bề mặt chậu nên phủ sơ dừa, dớn mềm để tránh tình trạng thoát hơi nước. Khi tưới nước cho lan, phải tưới thật đẫm, tưới đi tưới lại 2-3 lần, cử chiều từ 3-4h tưới thật nhiều nước (để giải hạn buổi trưa nắng nóng). Dưới sân thượng, nền gạch nên có 1-2 thau nước, có thể mua tấm thảm nhỏ để dưới nền, để hút nước, giử ẩm môi trường chung quanh.

11-Khi cây lan phát triển mạnh, đúng sức của nó thì cây sẽ cho nhiều vòi hoa, ít rụng lá. Nếu cây còn yếu thì dễ mất sức cây, nên bỏ hoa bói lần đầu tiên ra hoa. Còn nếu cây rất khỏe thì không cần.

12-Khi bộ rễ lan nhiều, dày đặt, bám chặt vào chậu, không bò ra ngoài thì cây lan đó "tuyệt vời", cho ăn phân gì cây cũng tốt. Hoa dài, nhiều, ít bị rụng lá chân, ít bệnh tật.



13- Khi pha phân thuốc, 1 muỗng yogurt gạt ngang tương đương 1cc hoặc 1g (nếu phân bị tan chảy thì là 2g).

14- Sau khi cây tàn hoa, tuyệt đối ko được tách chiết sang chậu ngay vì khi đó cây mất sức cần bổ xung 3 lần phân có Kali cao, hoặc chờ cây hồi phục, ra rể non thì mới tách chiết, thay chậu (thường là sau 2 tuần). Nếu thay chậu liền sau khi cây ra hoa cây vẫn phát triển, tuy nhiên vẫn không đạt sức khoẻ, không đạt hiệu quả tối ưu.

15- Nắng sáng thích hợp cho lan con, cho ra chồi, cây mới tách chiết. Còn nắng chiều phù hợp cho cây mạnh khỏe ra hoa. Nếu làm ngược lại cây sẽ phát triển rất chậm hoặc không.

16- Lan thích "an cư" vì vậy nên trồng lan cố định sớm, và cột chặt lan vào chậu. Không nên xoay chậu thường xuyên.



17-Khi cây mới trồng lại, thay chậu, thì nên đưa cây vào chổ mát, tưới giử ẩm. Khi cây ra rể, chồi mới thì đem ra ngoài trồng bình thường.

18- Khi trồng cây thì tuỳ vào khí hậu mỗi mùa mà có cách TRỒNG khác nhau. VD: khi trồng lan mùa khô, khí hậu nóng thì nên trồng bằng giá thể giử ẩm tốt như: than vụn (nát), dớn cọng nhỏ, sơ dừa, bột dừa,...


19- Khi trồng bằng bột dừa, sơ dừa, chú ý không để quá khô (lúc nào cũng nên ẩm) vì nếu khô giá thể sẽ rất khó thấm nước lại, biến chất, mục nát.


20-  Muốn cây mùa mưa ít bị THỐI thì phải: môi trường tốt, cây đủ dưỡng chất, cây không được quá non, không phát triển quá mạnh, không dùng nhiều thuốc kích thích. Cây mới về dễ bị hơn cây lâu ngày ở vườn.



MAI TUẤN HUY
ĐC: 55B, Hẻm 04, Đào Sư Tích, Xã Phước Lộc, Huyện Nhà Bè, Tp.HCM.
ĐT: 0933 267 345
-------------------------------
- Email: HoalanOnline@Gmail.com
- Hoa lan Online
http://www.5giay.vn/showthread.php?t=1018083
- Website:www.
HoalanOnline .com
- Album hoa lan:
http://s329.photobucket.com/home/huychay/allalbums