Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012

Chống lạnh cho lan như thế nào???

Chống lạnh cho lan như thế nào???
Hiện tại, đã vào tháng 12, ngoài Bắc trời đã lạnh, trong Nam thỉnh thoảng những cơn lạnh ùa về, đường phố se se lạnh. Cây lan của chúng ta theo bình thường thì sẽ rất dễ bị rụng lá (đó là qui luật của tự nhiên: mùa Thu lá rụng). Nhưng nếu chúng ta chống rét được cho cây thì sẽ hạn chế tối đa rụng lá của cây.
Khi vào mùa lạnh, nhất là ngoài Bắc, cây lan rất dễ "đông đá" làm nước không vận chuyển được trong cây, làm cây thiếu nước, khô, và rụng lá.



Để giải quyết vấn đề chống rét và "đông đá" cây ta tiến hành như sau:
+ Trước mùa rét 2 tuần - 1 tháng, ta bón phân có hàm lượng Kali cao, làm cho cây vận chuyển nước nhanh (giống như con người vận động tập thể dục thì sẽ đỡ bị lạnh hơn). Khi các bộ phận cây được cung ứng nước thường xuyên thì cây sẽ không bị yếu, không bị "đông đá". Cách tưới phân Kali cũng rất tốt trước mùa khô, vì lúc đó cây sẽ hấp thu nước tưới tốt nhất và tối đa nhất. Chống rét và hạn đều áp dụng cho cả 3 miền.
Sản phẩm phân có hàm lượng Kali cao giới thiệu theo Link: http://sieuthihoalan.com/phan-bon-khac/563-phan-k-h-chong-han-va-ret-cho-cay.html
- Ta nên bổ xung Cu (đồng) dưới 26% để cho cây nóng, chống rét tốt. Nhất là mưa phùn, gió lạnh ngoài Bắc, hoặc mưa đêm liên tục trong tháng 7-8 Âm lịch trong Nam bộ.


+ Che toàn bộ 100% hướng Đông Bắc. Nếu nhiệt độ xuống dưới 18 độ C trong liên tục nhiều ngày ta làm như sau:
Ta di chuyển các cây gần bên nhau (theo công thức "Gần nhau thì ấm"), sắp xếp theo thứ tự lớn nhỏ, cao thấp. Sau đó ta dùng tấm Nilông quây kín lại (không cho gió vào). Cách này khá giống với tránh rét cho con người và động vật.
Tưới nước theo quy tắc: tưới vào buổi trưa, có nắng (nếu có nhiệt kế thì vào khoảng 18-20 độ C), tuyệt đối không tưới lúc nhiệt độ xuống thấp, không có nắng.
Đối với những cây dưỡng vòi, nụ thì ta phải làm nhà Nilông, bao quanh cây, giúp khu vực làm hoa tăng nhiệt độ. Nếu nhiệt xuống thấp hơn 18 độ C thì thấp đèn cho cây. Bổ xung phân K-H để cho hoa đều và đẹp. Nếu hoa nở không kịp thì tưới phân K-H liều lượng đậm để kích thích hoa nở nhanh.
- Đối với trong Nam thì chỉ cần che hướng Đông Bắc là được.
Những kiến thức trong đây có thể không đúng, thiếu. Vì vậy mong các bạn bổ sung, sửa chữa giúp. Xin chân thành cám ơn.
Chúc các bạn vườn lan lúc nào cũng xanh đẹp, tươi tốt.

Mai Tuấn Huy.
Mọi chi tiết xin liên hệ qua trang Web: www.HoaLanOnline.com



Thứ Ba, 20 tháng 11, 2012

Phân K-H, CHỐNG RÉT CHO CÂY

Phân K-H, CHỐNG RÉT CHO CÂY

TÁC DỤNG: Giúp cho cây khoẻ, hoa nở đồng loạt, siêu rộ hoa.
- Chống rụng hoa và quả non, chịu rét và hạn, thích ứng cho cây vùng đất chua, nhiễm mặn, phèn.
- Tăng độ đường cho củ, quả, mẫu mã đẹp, năng suất cao.
- Hạn chế bệnh khô đầu lá lúa đỏ, vàng...
- Sản phẩm dành cho những vùng cao sản: chè, cà phê, tiêu, điều, cải tạo những vườn chè lâu năm cho năng suất cao hơn cả sự mong muốn.
CÁCH SỬ DỤNG: 10ml pha từ 60 - 80 lít nước sạch phun kỹ lá, tưới gốc càng tốt, 7 - 10 ngày phun 1 lần. Có thể pha cùng với thuốc bảo vệ thực vật theo chỉ dẫn.
LƯU Ý: Khi phun chống hạn, chống rét tỷ lệ nước pha gấp 2 lần bình thường, trong thời gian rét và hạn không được bón gốc phân URE và NPK.

ĐẶC BIỆT:
- Qua quá trình kinh nghiệm do khách hàng sử dụng, nếu dùng liều cao thì có thể làm cho hoa rút ngắn thời gian nở hoa (tưới cả gốc và lá). Rất có ích cho những vườn hoa nở không kịp Tết.
VD: hoa cúc, mai, đào, quất, lan,...
- Liều dùng rất thấp, giá tiền cực rẻ -> hiệu quả kinh tế cao.
- Giảm liều dùng phân hoá học, pha chung được với thuốc BVTV -> giảm tiền, giảm thời gian.
GIÁ TIỀN: 10.000 đ/1 gói 10ml (có giá tốt dành cho bán sỉ).


Thứ Năm, 24 tháng 5, 2012

Chăm sóc lan nhà phố


Chăm sóc lan nhà phố
Hiện nay phong trào trồng lan phát triển mạnh mẽ. Một giò lan hiện nay giá thành khá rẻ, tầm 50.000 đ là có một giò lan đẹp để chơi. Chơi lan không phải là khó, cây lan cũng không phải khó tìm.
Ở Thành phố, đất chật người đông, diện tích nhà để ở đã ít, còn đâu chổ để mà trồng lan. Vậy mà vượt lên tất cả, nhiều nhà phố trồng lan với đủ kiểu: dưới mái hiên, bancông, sân thượng, giếng trời,...Tuy nhiên môi trường trồng lan nhà phố có nhiều nhược điểm: ít ánh sáng, nóng, gió nhiều, chật,...
Vì vậy qua bài viết này, mong rằng các bạn có thể giảm thiểu nhược điểm, phát huy ưu điểm làm cho ngôi nhà của bạn lúc nào cũng có hoa nở quanh năm.

Lan trồng trên mái nhà.
1- Vì sao trồng hoa lan?
- Cây lan chịu được khí hậu khắc nghiệt, dễ sống, khó chết. Nhiều giống lan chịu được khí hậu nóng (Dendro, Cat), lạnh (Vũ nữ, Cat). Cây lan nếu được chăm sóc tốt, khoảng 3-7 ngày không tưới nước cây vẫn sống bình thường (phù hợp cho những gia đình trồng lan mà phải đi du lịch dài ngày).
- Cuộc sống quá nhiều lo toan, mỗi ngày đi làm về, nhìn cây lan phát triển, ra rể, ra chồi, ra hoa, mọi cảm giác mệt mỏi như tan biến hết.
- Liên hệ về cuộc sống của cây lan và cuộc sống con người có nhiều điểm tương đồng (nhân sinh quan). Con người cần thức ăn, nước uống, môi trường thế nào thì cây lan giống như vậy. Nếu nước uống cho con người bị chua, nhiễm phèn thì cây lan cũng chê! Nếu bạn ra ngoài sân trồng lan, nóng quá, không chịu nổi phải vào nhà thì cây lan cũng đang vậy, nó cũng không chịu nổi, tuy nhiên nó không có chân. Nếu bạn chịu khó liên tưởng với cuộc sống con người với cây thì bạn sẽ tránh nhiều điều đáng tiếc cho cây lan nhà bạn.
- Trồng lan có đam mê (nghiện), với mỗi ngày mong tìm tòi, khám phá, rút kết kinh nghiệm, giao lưu,... vì vậy sẽ giảm bớt thời gian vào những công việc khác (ăn nhậu, bài bạc, chơi game).
- Chơi lan kinh phí khá ít hơn so với các thú vui khác (chơi chim, chơi cá,...).
- Nếu trồng tốt, có thể bán, thanh lý lan lấy tiền mua loại lan khác.
- Và còn nhiều lý do khác nữa, mong bạn khám phá ra và gởi email về cho mình để bài viết càng hoàn thiện hơn.

Lan trồng trước sân nhỏ trước nhà
2- Trồng lan nhà phố có nhược điểm nào? Cách khắc phục ra sao?
* Nóng: quá nóng làm cho cây khô lại, thiếu nước. Cây lan bị khô lại do thiếu nước thì rất khó để làm cho cây căng lại. Tưới nhiều nước vẫn không cải thiện được nhiều (mà đa số chủ nhân cây lan đi làm nên cũng khó tưới được nhiều nước). Tưới nước sau khoảng 30 phút sau chậu lan khô queo (do gió và nóng).
Cách khắc phục:
- Mỗi lần tưới nước thì phải tưới thật đẫm, tưới đi tưới lại nhiều lần, rờ chậu lan thấy mát lạnh, rễ lan căng lên do no nước.
- Dưới nền nhà trồng lan nên đặt những tấm thảm để giử nước trong đó, làm cho môi trường mát mẻ, không bị thiếu hơi nước.
- Giá thể trồng lan phải giử ẩm tốt như: sơ dừa, bột dừa, than nhuyễn, dớn mềm,... Chậu trồng lan phải to hơn so với cây lan. Trên mặt trên chậu, nên kín mặt bằng những giá thể nhuyễn, để tránh tình trạng bốc hơi nước nhanh.
- Nên mua những chậu lan to khoẻ, giá thể nhiều, giử ẩm tốt. Cây sẽ bắt nhịp rất nhanh với môi trường nóng, và sẽ cho ra hoa nhiều.
- Hướng Tây nên che 2 lớp lưới để tránh ánh nắng có nhiệt độ cao do nắng chiều gây nên. Chú ý: lưới càng xa chậu lan thì càng giảm nhiệt độ.

                                                     Lan trồng trước cổng nhà.

- Nên treo sát chậu lan với nhau để cây đỡ thoát hơi nước, dễ tạo cộng đồng có hơi ẩm.- Khoảng cách từ lưới đến chậu lan khoảng tầm 2m, nếu gần quá thì sẽ rất nóng cho cây. Từ dưới đất lên đáy chậu khoảng 50-70cm, nếu cao quá thì cây dễ bị nóng và mau khô.
- Nếu thấy chậu lan lên rêu nhẹ là đạt vì chậu lan ít bị khô, đủ nước, thích hợp cho lan sinh sống và phát triển.
- Trồng những cây lan có thân giử nước tốt như: hoàng hậu, vũ nữ, dendro (lan đa thân). Thì bỏ tưới nước vài ngày không ảnh hưởng đến cây lan lắm.
- Mua hệ thống phun sương, giá khoảng tầm 2tr (20 đầu phun). Vào lúc nóng, ta mở phun sương, làm cho nhiệt độ hạ xuống, độ ẩm tăng.
Hiện tại sản phẩm bán máy phun sương đang bán tại link: http://hoalanonline.com/v%E1%BA%ADt-t%C6%B0-lan/bo-phun-suong-ngay-he-nong-buc/

Lan trồng sân thượng.
* Gió: quá nhiều làm cho cây mau khô nước, lắc lư, không cố định được chậu cây.
Cách khắc phục:
- Che chắn bên có hướng gió nhiều, mùa lạnh nên che hướng Bắc (các tỉnh ngoài Bắc nên che 100%). Có thể dùng 2 lớp
lưới để che. Trồng cây kiểng lá nhiều để che là biện pháp tốt, như là: cau, dừa kiểng,...
- Đặt chậu lan bằng mặt với lan can sân thượng để lan can che gió cho chậu lan.
- Cột chặt cây vào chậu. Khi cây lan chưa bán rể chặt vào chậu thì đặt nơi gió ít, mát.

Lan trồng sân thượng.
* Ánh sáng: do trồng lan ở Bancông, thềm nhà, giếng trời, nên đa số cây không được hưởng nhiều ánh sáng, làm cây sinh trưởng chậm, lá nhỏ, ngọn cây cong quẹo.
Cách khắc phục: do ảnh hưởng địa thế nên khá khó khắc phục. Tuy nhiên có thể khắc phục như sau:
- Trồng hoặc mua cây khoẻ mạnh, chậu to, giá thể giử ẩm (như đã nói ở trên) về đặt. Thì lúc đó cây lan đã to khoẻ nên có sức chịu đựng cao.
- Dùng kính để tạo thêm ánh sáng khi mặt trời đã đi qua.
- Cây to, phát triển hoàn chỉnh thì đặt ở nơi có ánh nắng buổi chiều, cây sẽ ra hoa rất siêng.
- Cây con thì đặt nơi ánh nắng buổi sáng, chồi mầm sẽ phát triển mạnh.

Lan trồng sân thượng.
3- Trồng lan nhà phố có ưu điểm ra sao?
- Vì tưới nước nhiều nên cần nhiều gió và nắng để bốc hơi nước, không gây úng cây.
- Nắng nhiều làm cho cây quang hợp tốt, phát triển mạnh, cứng cáp.
- Có gió nhiều làm cho cây ít bị bệnh, sâu.
- Che chắn và tưới nước nhiều cũng làm cho ngôi nhà bạn cũng mát mẻ hơn.
- Trồng lan khá nhẹ nhàng nên phù hợp với công việc mang tính chất thư giản. Thay chậu, bưng bê cũng dễ dàng hơn những chậu kiểng nhiều. Vì không trồng bằng đất nên ít gây dơ nền sân.
- Diện tích ít nhưng có thể trồng được nhiều chậu lan, vì vậy lúc nào cũng có hoa để ngắm!

Lan trồng sân thượng.
4- Cách bón phân và thuốc và chăm sóc lan ở nhà phố:
Sau khi đã khắc phục nhược điểm, hiểu rõ ưu điểm thì cần bón phân và trừ nấm, sâu bệnh như sau:
- Do cung ứng đủ nước, nên cần bón phân tan chậm để khi không có thời gian bón phân, cây vẫn phát triển bình thường.
- Mỗi tuần bón phân NPK (30-10-10, 20-20-20) 1 lần. Cần theo hướng dẫn sau để bón phân đúng cách: http://chamsoclan.blogspot.com/
- Mùa mưa dùng thuốc trừ nấm 2 tuần 1 lần (do thoáng gió nên thời gian có dài hơn trồng dưới đất). Mùa nắng thì 1 tháng 1 lần.
- Trừ sâu thì mùa mưa 1 tháng 1 lần, mùa nắng 2 tuần 1 lần.
- Có thể pha phân NPK chung với thuốc trừ nấm, trừ sâu để tưới 1 lần (đọc kỹ hướng dẫn trên bao bì).

Lan trồng sân thượng cho hoa rất nhiều.
5- Những lỗi gặp phải khi trồng lan nhà phố:
- Trồng lan trên gỗ làm cho cây không giử được nhiều nước, cây phát triển chậm.
- Tưới nhiều sợ lan bị thối chết: ai mới vô trồng lan đều được khuyên là nên tưới nước ít, nếu không cây lan sẽ bị thối chết. Nhưng trồng lan nơi có nhiều ánh sáng, nóng, gió thì ít tưới nước thì chỉ làm cho cây chết dần chết mòn mà thôi. Tuỳ môi trường cụ thể mà có cách tưới nước, chăm sóc khác nhau. Giống như con người vậy, trưa nắng nóng thì phải uống nước nhiều để bù nước, thì cây lan cũng vậy thôi.
- Thích ra hoa thường xuyên mà không xem sức khoẻ cây. Khi cây lan còi cọc, chồi mầm lên thành cây yếu (cây con thấp hơn cây mẹ nhiều) thì khi ra hoa mà giử lại thì cây lan mỗi ngày sẽ yếu hơn. Chỉ chơi hoa khi cây sinh trưởng mạnh, bộ rễ tốt.
Người viết: Mai Huy
Nguồn: http://chamsoclan.blogspot.com/

Thứ Ba, 13 tháng 3, 2012

Sử dụng phân tan chậm hiệu quả

Bạn đã từng sử dụng phân tan chậm nhưng không thấy hiệu quả?
Giửa vô vàn phân tan chậm (phân chì, vàng, đủ màu, vi sinh,…) bạn không biết chọn lựa loại nào?
Bạn phân vân không biết có nên dùng phân tan chậm không?
Dưới đây là một số vấn đề về phân tan chậm::

1- Phân tan chậm là gì?
- Phân tan chậm là loại phân khi sử dụng, cây lan (và các loại cây có rể khác) hấp thu từ từ qua những lần tưới nước.
- Phân tan chậm có loại là hữu cơ (cá, động vật, thực vật) và loại vô cơ (hoá học). Loại vô cơ thì có công thức theo NPK (VD: 12-12-12), còn phân hữu cơ thì không xác định.
Link tham khảo phân hữu cơ và vô cơ: http://www.humixvn.com/fertilizer/?id=295

2- Tại sao phải sử dụng phân tan chậm?
- Không có thời gian pha phân và tưới.
- Tưới phân bằng nước, nếu pha không cẩn thận (quá liều), cây sẽ bị “sốc” ngay. Nếu dùng phân tan chậm quá liều thì có thể điều chỉnh sau đó vài ngày.
- Tưới phân bằng nước yêu cầu kỹ thuật phức tạp. Điều đó gây khó khăn cho người mới vào trồng và người không rành kỹ thuật.
- Và điều quan trọng nhất là: nếu cây được ăn phân hàng ngày, thì cây sẽ phát triển thật mạnh mẽ, vượt bật, có thể gấp 2-5 lần cây khác. Chỉ có cho cây ăn phân tan chậm qua những lần tưới nước thì mới đáp ứng được nhu cầu đó.


3- Phân tan chậm gồm những loại nào?: viên tròn nhỏ (1mm), viên to (1cm), phân túi lọc, phân bột, phân viên nhỏ màu vàng, màu chì,…

4 – Cách sử dụng ra sao?
- Phân tan chậm chỉ tan khi có nước nhiều làm tiết ra chất phân thấm xuống giá thể và rể. Khi có nước nhiều, nhiệt độ hạ thấp, cây mới hấp thu phân. Thường khi bạn nhập cây từ Thái Lan về, tách sơ dừa ra thì thấy giửa lỏi có những hạt phân tan chậm, nhìn trong giống như trứng sâu (vì bỏ vào nơi ẩm ướt nên phân tan ra hết, chỉ còn màu trắng trong). Thái Lan không bao giờ bỏ phân lên mặt như chúng ta thường hay làm.
- Nên gói phân tan chậm vào giấy lạnh (thường dùng trong các bữa ăn), để cho gói phân ướt thường xuyên. Sau đó đặt dưới giá thể (để không bị ánh sáng mặt trời làm khô gói phân).
- Nếu bề mặt chậu có giá thể nhuyễn, thì có thể rải lên trên mặt giá thể.

- Chỉ dùng phân tan chậm khi rể lan ra nhiều, khi lan chưa ra rể non thì không sử dụng phân tan chậm.


- Nếu trồng bằng sơ dừa thì trộn chung với phân để trồng (rất tốt).
- Trồng bằng giá thể ẩm (sơ dừa, than vụn, dớn mềm, dớn cứng vụng,…) làm phát huy rất tốt phân tan chậm.
- Mỗi lần tưới cây nên tưới thật đẩm để phân phát huy hiệu quả.
- Khi thấy phân gần hết thì nên thay phân. Nếu là mùa nghỉ của cây thì không cần đưa thêm phân.
- Cần đưa phân vào đầu, giửa, cuối mùa mưa. Vì đó là mùa sinh trưởng mạnh của cây.
- Không nên để phân tan chậm gác vào thân cây (làm nóng cây), hoặc treo cao (không có tác dụng)