Thứ Ba, 13 tháng 3, 2012

Sử dụng phân tan chậm hiệu quả

Bạn đã từng sử dụng phân tan chậm nhưng không thấy hiệu quả?
Giửa vô vàn phân tan chậm (phân chì, vàng, đủ màu, vi sinh,…) bạn không biết chọn lựa loại nào?
Bạn phân vân không biết có nên dùng phân tan chậm không?
Dưới đây là một số vấn đề về phân tan chậm::

1- Phân tan chậm là gì?
- Phân tan chậm là loại phân khi sử dụng, cây lan (và các loại cây có rể khác) hấp thu từ từ qua những lần tưới nước.
- Phân tan chậm có loại là hữu cơ (cá, động vật, thực vật) và loại vô cơ (hoá học). Loại vô cơ thì có công thức theo NPK (VD: 12-12-12), còn phân hữu cơ thì không xác định.
Link tham khảo phân hữu cơ và vô cơ: http://www.humixvn.com/fertilizer/?id=295

2- Tại sao phải sử dụng phân tan chậm?
- Không có thời gian pha phân và tưới.
- Tưới phân bằng nước, nếu pha không cẩn thận (quá liều), cây sẽ bị “sốc” ngay. Nếu dùng phân tan chậm quá liều thì có thể điều chỉnh sau đó vài ngày.
- Tưới phân bằng nước yêu cầu kỹ thuật phức tạp. Điều đó gây khó khăn cho người mới vào trồng và người không rành kỹ thuật.
- Và điều quan trọng nhất là: nếu cây được ăn phân hàng ngày, thì cây sẽ phát triển thật mạnh mẽ, vượt bật, có thể gấp 2-5 lần cây khác. Chỉ có cho cây ăn phân tan chậm qua những lần tưới nước thì mới đáp ứng được nhu cầu đó.


3- Phân tan chậm gồm những loại nào?: viên tròn nhỏ (1mm), viên to (1cm), phân túi lọc, phân bột, phân viên nhỏ màu vàng, màu chì,…

4 – Cách sử dụng ra sao?
- Phân tan chậm chỉ tan khi có nước nhiều làm tiết ra chất phân thấm xuống giá thể và rể. Khi có nước nhiều, nhiệt độ hạ thấp, cây mới hấp thu phân. Thường khi bạn nhập cây từ Thái Lan về, tách sơ dừa ra thì thấy giửa lỏi có những hạt phân tan chậm, nhìn trong giống như trứng sâu (vì bỏ vào nơi ẩm ướt nên phân tan ra hết, chỉ còn màu trắng trong). Thái Lan không bao giờ bỏ phân lên mặt như chúng ta thường hay làm.
- Nên gói phân tan chậm vào giấy lạnh (thường dùng trong các bữa ăn), để cho gói phân ướt thường xuyên. Sau đó đặt dưới giá thể (để không bị ánh sáng mặt trời làm khô gói phân).
- Nếu bề mặt chậu có giá thể nhuyễn, thì có thể rải lên trên mặt giá thể.

- Chỉ dùng phân tan chậm khi rể lan ra nhiều, khi lan chưa ra rể non thì không sử dụng phân tan chậm.


- Nếu trồng bằng sơ dừa thì trộn chung với phân để trồng (rất tốt).
- Trồng bằng giá thể ẩm (sơ dừa, than vụn, dớn mềm, dớn cứng vụng,…) làm phát huy rất tốt phân tan chậm.
- Mỗi lần tưới cây nên tưới thật đẩm để phân phát huy hiệu quả.
- Khi thấy phân gần hết thì nên thay phân. Nếu là mùa nghỉ của cây thì không cần đưa thêm phân.
- Cần đưa phân vào đầu, giửa, cuối mùa mưa. Vì đó là mùa sinh trưởng mạnh của cây.
- Không nên để phân tan chậm gác vào thân cây (làm nóng cây), hoặc treo cao (không có tác dụng)