Những chậu lan trồng trên mái nhà rất tốt, cần hội đủ những yếu tốt sau:
- Tưới nước phải đẫm.
- Dùng sơ dừa hay dớn che lên mặt chậu để tránh bốc hơi nước.
- Mặt trời hướng Tây nên có cây to hay nhà cao tầng che đi bớt ánh nắng chiều.
- Trồng khít nhau để chậu lan giử được độ ẩm.
Nếu cây lan của bạn đang tốt mà lá bị rũ xuống, mềm và vàng lá thì chắc chắn bộ rễ, gốc có vấn đề. Có thể bị hư, héo, thối,...
Hồ điệp của bạn Thuong Meo Nguyen bị vàng nụ. Lý do tại sao?
Có vài lý do sau:
- Để trong thùng lâu ngày.
- Để trong thùng, thùng lan lại để ngoài trời có nắng (dù có qua lưới), để nơi nóng (như gần dàn máy xe).
- Giống kém chất lượng (thường là Trung Quốc) + vận chuyển lâu ngày + khác biệt khí hậu.
Đây là những kinh nghiệm của mình qua những năm làm về lan.
MAI HUY
ĐẠM KHÔNG ĐỀU
Bạn Tâm - Cần Thơ có hỏi cây bên dưới bị gì?
Trả lời:
Phía dưới lá ửng vàng, không đen, không đóm nên không phải bị bệnh
Cái này là Diệp lục tố không đều, thường do:
- Đạm không đủ, nếu đủ thì ko đều, do rối loạn. Nên bổ xung đạm, Mg, S cho cây. Cần cho Ca và P để cây ăn đủ và đều Đạm.
- Nắng không đều.
Cách tưới nước lan Hồ điệp chưng Tết:
Cách 1: nếu nhìn chậu lan khô, ta cần tưới khoảng 1 ly nước lọc. Nếu chậu lan ướt (không quá ướt) thì mỗi ngày tưới 1/5 ly chung quanh chậu là được.
Cách 2: ta tưới chậu lan thật ướt, sau đó chờ chậu lan hơi khô, khoảng 3-5 ngày tùy môi trường (nếu chưa khô thì không được tưới lại) thì ta tưới lại lần nữa.
MAI HUY
Nụ lan bị héo vì nhiều lý do lắm: nấm, thời tiết môi trường, côn trùng cắn, sức khỏe cây, thiếu chất,...
1- Nấm: nụ hoa bị vàng, không méo mó, thường do nhiều loại nấm gây ra, tuy nhiên nếu tưới đầy đủ các loại nấm thì sẽ hạn chế tối đa. Nên dùng Dithan M45 và Anvil để ngừa được nhiều loại nấm.
2- Thời tiết môi trường: thường do thay đổi khi mang chậu lan từ nơi này sang nơi khác.
VD: Lan Dendrobium nếu đem từ trong Nam ra tỉnh Đà Nẵng nếu vòi hoa rất nhỏ thì khá ổn, nếu vòi hoa hơi dài thì dễ bị hư vàng nụ, nếu vòi hoa đã nở một số hoa (khoảng 1-3 hoa) thì sẽ nở tốt, ít bị hư.
Còn tiếp
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Khi mua lưới che lan, cần chú ý mua lưới Thái lan, không mua lưới VN dùng làm công trình vì lưới đó sử dụng 3-6 tháng là mục nát, làm lại rất cực vì phải leo trèo và lan thì ở bên dưới.
Mùa lạnh này bạn có thấy cây lan chậm phát triển, rụng lá nhiều hơn thì cũng đừng ngạc nhiên vì đó là quy luật của thời tiết, cây bắt đầu nghỉ ngơi. Có sự khác biệt giữa trong Nam ngoài Bắc, tuy nhiên bạn chú ý sẽ thấy vẫn có cái chung. MAI HUY.
Mùa lạnh này bạn có thấy cây lan chậm phát triển, rụng lá nhiều hơn thì cũng đừng ngạc nhiên vì đó là quy luật của thời tiết, cây bắt đầu nghỉ ngơi. Có sự khác biệt giữa trong Nam ngoài Bắc, tuy nhiên bạn chú ý sẽ thấy vẫn có cái chung. MAI HUY.
Những cây có mùa nghỉ như Giả hạc, Long tu, dòng thân thòng thì hạn chế tưới nước, ít tưới. MAI HUY
Hai dạng rêu chậu lan thường gặp.
Chậu lan bị Rêu nhớt, bẩn: Rễ lan rất khó phát triển, cây lan lớn chậm, còi cọc. Nhìn rất xấu chậu lan.
Hình bên là Rêu nhung: dưới Rêu nhung là rễ lan phát triển trắng rất đẹp, cây hấp thu tốt dinh dưỡng, chậu lan nhìn đẹp, tươi tốt.
Rêu nhớt dùng Bencona tưới, tuy nhiên quan trọng là xem là sao bị thì mới dứt điểm được. Đa số là nguồn nước không tốt.
Khi chở lan ngoài đường, nếu trời nắng thì lúc xe chạy thì không sao. Vì có gió thổi mát, không hư hoa và lan. Bạn có thể chú ý nhiều xe thồ bán lan có hoa cứ vô tư chạy giữa trời nắng mà hoa vẫn tươi.
Tuy nhiên nếu có dừng lại thì phải kiếm chổ thật mát để đậu xe. Nắng qua lưới vẫn làm hư nụ hoa (nếu để trong bao hay thùng kín).
Hiện tại đang vào mùa hanh khô, gió lạnh. Trong miền Nam nên tưới nhiều nước để bổ xung độ ẩm cho chậu lan. Nếu trước đây có bổ xung Kali, Nano Đồng cho cây thì sẽ hạn chế rụng lá vàng tối đa.
Ngoài Bắc nên chống rét thật tốt cho lan (giống như chống rét cho người và gia súc). Tuyệt đối không tưới nước, phân nếu lạnh dưới 10 độ C.
Xem thêm theo link: http://www.chamsoclan.com/2012/12/chong-lanh-cho-lan-nhu-nao.html
Nếu dùng xe máy chở lan thì nên để lan bên trái xe (xe số) vì bên phải xe có máy xe rất nóng, dễ gây phỏng lá hay "luộc" lan
Đóm vàng trên lan: chậu
Vũ nữ theo hình lá bị đóm vàng chấm chấm. Nhìn kỹ chậu lan thì do giả
hành (thân) leo quá cao, không ăn được chất dinh dưỡng nên cây bị thiếu
chất đạm, diệp lục tố không đều. Vì vậy cây bị bệnh là do thiếu chất chứ
không phải do nấm bệnh (lưới lá chỗ vàng không có đóm đen). Việc cần làm là trồng lại cây với chất trồng mới (than, dớn cọng, sơ dừa,...), tưới phân bổ xung đạm cho cây: cá, rong biển,... sau một thời gian dài cây mới khỏe lại, hết đóm vàng.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chào anh Huy. Em có mấy chậu lan Denbro, nhưng chậu nào rễ cũng bò ra
ngoài. Có cách nào cho nó không bò ra ngoài được không anh. Em dùng
than để trồng và em chỉ bỏ than vào trồng mà không nén chặt. Chắc vì
nguyên nhân này.
Trả lời: Rễ lan bò ra ngoài là do trong chậu không có đủ dinh dưỡng và độ ẩm nên rễ lan ra ngoài tìm thức ăn. Thường ta trồng bằng sơ dừa, bột dừa, chậu kín lỗ thì ít bị, ngoài ra bón phân đầy đủ với cách trồng sơ dừa làm cho hiệu quả hơn nữa.
Còn tiếp.