Thứ Tư, 7 tháng 8, 2013

Những lưu ý khi trồng lan P.2

Nên chọn lưới lan màu đen - xanh (đen nhiều, xanh ít), vì lúc đó cây lan ra hoa sẽ đẹp, lên màu. Lưới màu xanh thì ánh sáng mặt trời qua lưới sẽ không thật, làm cây lan không lên đúng màu hoa (trồng lan cắt cành là tối kỵ). Lưới màu đen thì quá tối.
------------------------------------------------------------------
Chúng ta có thể nhúng cả chậu cây vào xô nước khoảng 15 phút/1 ngày. Vì lúc đó giò lan sẽ ướt đều, đủ nước cho cây, cây sẽ phát triển mạnh mẽ.


-------------------------------------------------------------------
- Cách làm cho Hồ điệp lá to và ngừa bệnh: ta nên cho vào nước tưới Hồ điệp 1 ít vôi ăn trầu (1g cho 2 lít nước), lấy nước "trong" tưới Hồ điệp. Nên trồng dưới mái hiên hoặc tấm nhựa che mưa, Hồ điệp trồng dưới mưa rất dễ bị thối lá.
--------------------------------------------------------------------

- Tuyệt đối không được tưới trừ nấm bệnh có gốc Đồng cao (trên 20), cây lan sẽ bị vàng và rụng lá, có cây rễ hư, chết lan rất dễ.
--------------------------------------------------------------------
- Vấn đề có kiến trong vườn lan:
+ Nếu cây lan mình lên chồi con hoặc chồi hoa đạt tiêu chuẩn, làm cho lượng Kali cao (ngọt) sẽ làm cho kiến bu lại, tha chất ngọt đi (khoảng 3-5 ngày là hết kiến), lúc đó chồi mầm sẽ phát triển bình thường. Lúc này kiến không có hại cho lan mà còn ngược lại làm cho chồi hoặc hoa sẽ ra đẹp hơn.
+ Nếu kiến làm tổ hoặc tha rệp sáp lên thì lúc đó sẽ làm hại cho lan.

Lúc này ta cần phải diệt kiến, có nhiều cách nhưng dùng thuốc Superthon thì thấy hiệu quả và kéo dài, tuy nhiên thuốc hôi và có độc. Ta dùng thuốc này pha loãng, dùng bàn chải đánh bay các rệp sáp, tổ kiến đi, sau đó tưới toàn cây, làm lại lần 2 sau 3-5 ngày. Nếu chậu nào có tổ, ta dùng bông gòn, chấm thuốc đậm đặc, bỏ dưới chậu lan, đảm bảo không có con kiến nào dám bò vào chậu.
Những cây hay bị kiến: cẩm cù, những chậu lan trồng lâu năm.
Link xem thuốc Superthon nếu bạn nào chưa biết: http://sieuthihoalan.com/tru-sau-sinh-hoc/42-thuoc-tru-sau-suprathion-40ec-100ml.html



Những thân già trong giò lan sẽ tự phân hủy, không phải bị thối. Xem hình bên dưới:

Hình ảnh: Những thân già trong giò lan sẽ tự phân hủy, không phải bị thối.
Rỉ sắt: bệnh thường gặp trên lan.
Triệu chứng: lá cây thường có những vết loang màu đen nâu nhìn giống như thanh sét bị rỉ sắt. Khi cây bị yếu sức sẽ rất dễ bị, những cây có gen kháng bệnh này yếu (Tai thỏ, Hawaii Gem, Nioka, Ngọc điểm,...), cộng với việc lơ là tưới trừ nấm bệnh, phân bón định kỳ, khi bị bệnh tấn công sẽ làm cho lá cây bị rụng hàng loạt. Có cây còn bị chết không cứu được.

Phòng trừ: chăm sóc cây khỏe mạnh, bón phân. Tưới trừ nấm bệnh định kỳ. Dùng Anvil thấy có tác dụng tốt, ngoài ra Dithan M45 cũng trừ bệnh này.
Nếu cây bị bệnh thì dùng 5 ngày 1 lần, dùng 3 lần. Ngừa bệnh thì 15-20 ngày một lần.
Sản phẩm đang bán theo link sau:
http://sieuthihoalan.com/nam-benh-thong-dung/297-anvil-100ml.html
http://sieuthihoalan.com/nam-benh-thong-dung/298-dithane-m-45-250g.html
Thán thư: bệnh rất hay xảy ra trên lan.
Triệu chứng: lá bị lõm, ngoại tử, sẽ thành sẹo sau này. Mùa mưa cây hay bị bệnh này, mùa nắng có bị nhưng ít hơn (thường trên cây bị yếu sức, hoặc gen kháng bệnh yếu, VD: Dendro. King Hổ mang, King 5, Thủy tiên rừng, các loại cây lá mỏng).
Phòng trừ: cần chăm sóc cây khỏe mạnh, ngừa bệnh định kỳ 1 tháng 1 lần bằng Carbenzim (thuốc có tác dụng hấp, cây hấp thu thuốc và trị từ bên trong) và Dithan M45 (trị bên ngoài). Nếu cây bị bệnh thì dùng 5 ngày 1 lần, dùng 3 lần.
Sản phẩm đang bán theo link: http://sieuthihoalan.com/nam-benh-thong-dung/45-thuoc-tru-nam-carbenzim-500fl.html
http://sieuthihoalan.com/nam-benh-thong-dung/298-dithane-m-45-250g.html

Hình ảnh: Thán thư: bệnh rất hay xảy ra trên lan.
Triệu chứng: lá bị lõm, ngoại tử, sẽ thành sẹo sau này. Mùa mưa cây hay bị bệnh này, mùa nắng có bị nhưng ít hơn (thường trên cây bị yếu sức, hoặc gen kháng bệnh yếu, VD: Dendro. King Hổ mang, King 5, Thủy tiên rừng, các loại cây lá mỏng).
Phòng trừ: cần chăm sóc cây khỏe mạnh, ngừa bệnh định kỳ 1 tháng 1 lần bằng Carbenzim (thuốc có tác dụng hấp, cây hấp thu thuốc và trị từ bên trong) và Dithan M45 (trị bên ngoài). Nếu cây bị bệnh thì dùng 5 ngày 1 lần, dùng 3 lần.
Sản phẩm đang bán theo link: http://sieuthihoalan.com/nam-benh-thong-dung/45-thuoc-tru-nam-carbenzim-500fl.html
http://sieuthihoalan.com/nam-benh-thong-dung/298-dithane-m-45-250g.html

Nhện đỏ: Do nhện rất nhỏ nên rất khó thấy bằng mắt thường nên lan rất rất dễ bị và mỗi ngày càng nặng hơn. . Khi lá cây bị nhện thì lá dưới bị đỏ và có lớp bạc (trứng nhện). Cây bị nặng nhện đỏ thường tấn công trên lá và thân cây.
Khi diệt được nhện đỏ thì lá cây sẽ để lại thẹo, không hết. Lá cây mới ra sẽ không bị.
Sử dụng thuốc Ortus để tiêu diệt nhện, pha chung với dầu SK để diệt trứng nhện. Thuốc sử dụng không hôi, nếu dùng thường xuyên nên dùng dầu SK để an toàn, ít độc.
Link sản phẩm: http://sieuthihoalan.com/tru-sau-thong-dung/31-thuoc-tru-nhen-ortus-5sc-100ml.html
http://sieuthihoalan.com/phan-thuoc-vat-tu/33-dau-khoang-sk-enspray-99ec.html

Hình ảnh: Nhện đỏ: Do nhện rất nhỏ nên rất khó thấy bằng mắt thường nên lan rất rất dễ bị và mỗi ngày càng nặng hơn. . Khi lá cây bị nhện thì lá dưới bị đỏ và có lớp bạc (trứng nhện). Cây bị nặng nhện đỏ thường tấn công trên lá và thân cây.<br />
Khi diệt được nhện đỏ thì lá cây sẽ để lại thẹo, không hết. Lá cây mới ra sẽ không bị.<br />
Sử dụng thuốc Ortus để tiêu diệt nhện, pha chung với dầu SK để diệt trứng nhện. Thuốc sử dụng không hôi, nếu dùng thường xuyên nên dùng dầu SK để an toàn, ít độc.<br />
Link sản phẩm: http://sieuthihoalan.com/tru-sau-thong-dung/31-thuoc-tru-nhen-ortus-5sc-100ml.html<br />
http://sieuthihoalan.com/phan-thuoc-vat-tu/33-dau-khoang-sk-enspray-99ec.html

* Cây con giá rẻ, cây nhỏ, được người mới chơi lan ưa chuộng, mua nhiều. Tuy nhiên do cây nhỏ nên khó trồng, dễ chết, có cây trồng lâu cũng không thấy lớn. Sau khi có kinh nghiệm thì mới nên mua cây con về trồng.

Cách trị bệnh thối nhũn mùa mưa:
- Vệ sinh đất nền bằng vôi và Bencona. Xịt Bencona toàn bộ cây (3cc/1 lít nước).
- Che mưa cho cây (những cây bệnh).
- Xịt trừ nấm bằng: Agri Fos, viên thối nhũn, Carbenzim, Alittle,...
- Chổ bị thối cắt ra, bôi Agri Fos đậm đặt vào vết thương, sẽ hết.
- Giá thể bị hư mục, chứa mầm bệnh: phải thay toàn bộ.
Chỉ khi xử lý triệt để như vậy thì mới hết bệnh lâu dài được.


Phân bón và thuốc:
- Không để nơi nóng nực và có ánh sáng trực tiếp chiếu vào (có thể mua thùng sốp dùng để đựng cá đông lạnh bỏ các loại phân thuốc vào, bảo quản rất tốt).
- Về liều lượng tưới, không sử dụng liều dành cho cây lúa, rau muống, các loại cây có nước vì liều rất cao. Nên dùng liều cho hoa kiểng, cây ăn trái.
Những điều cần chú ý về Rễ lan:
- Khi cây cần thiết sẽ tự ra rễ. Không nhất thiết phải kích nhiều. Cây phát triển bình thường mà ít ra rễ cũng không sao.
- Cây ra rễ nhiều quá làm cho cây mất cân đối (chỉ chú trọng đến rễ), thân lá cành không cân bằng. Nếu rễ và thân lá đẹp thì tốt.
- Cây trồng nơi nhiều gió sẽ cho nhiều rễ, vì để cho cây không bị ngã. Còn cây thiếu phân, chất trồng thì sẽ bò rễ nhiều ra ngoài tìm thức ăn. Cây cho rễ trong chậu, không bò ra ngoài là tốt nhất.
VD: cây trồng sân thượng sẽ cho rất nhiều rễ, bám chặt vào chậu.
- Cây ra rễ xương cá nhiều là tốt nhất.
- Đối với cây đơn thân nếu ra rễ mới to từ thân (Ngọc điểm rễ to như ngón tay) thì sẽ rất dễ bị xuống lá. Cây cho rễ dài là bình thường, rễ xương cá là tốt.
- Rễ màu trắng bạc là có dùng phân Hữu cơ, trắng tinh là dùng nhiều phân Vô cơ.


Những điều chú ý khi cây đang ra hoa:
- Cần bón phân dưỡng hoa, VD: đầu trâu số 3. Khi đó cây ra hoa sẽ đẹp, ra hoa xong sẽ ít bị mất sức.
- Khi vòi hoa dài thì không cần phân nhiều. Không được bón phân tan chậm.
- Không được thay chậu khi cây đang ra hoa.
- Những cây Vũ nữ, Ngọc điểm lấy dinh dưỡng từ củ và lá nuôi hoa.
Chăm sóc cây Ki: Cây Ki ra phải bó sơ dừa hoặc dớn tổ quạ trên thân, sau đó chờ nó trưởng thành, lên 2 giả hành thì tách ra trồng chậu. Cây sẽ khỏe mạnh, không bị chết.
Chồi cây: 
Nhiều lúc ta thấy cây không lên cây con có nhiều lý do như sau:
- Có cây chậm lên con, nên chồi cây đang chờ đợi, thích hợp sẽ ra và sẽ lên rất nhanh. Có thể thấy những dòng Dendro đột biến hay bị.
- Chồi con bị hư, cây phải ra Ki phía trên ngọn.
- Bị ốc, chuội, chim,... ăn chồi.
- Nên để hướng phát triển chồi ra phía có nắng vào buổi sáng.
- Ta có thể nhổ cây lên, kiểm tra chậu cây, cây bị tức, có thể mau ra chồi mới.


Ngọc điểm x Sóc, hoa quanh năm.<br />
http://sieuthihoalan.com/dong-giang-hng/791-ngc-dim-x-soc-pink-cay-to.html

Kinh nghiệm:
- Nên sắp xếp thứ tự cây theo ánh nắng. Cây cao hướng Tây, cây thấp hướng Đông. Vì cây con, nhỏ cần ánh sáng buổi sáng, cây lớn cần ánh sáng chiều để ra hoa.
- Những cây có rễ gió, rễ thòng (như Vanda, Mokara) ta phải tưới thật nhiều nước, tưới đi tưới lại nhiều lần. Mùa nắng tưới nhiều lần trong ngày, nên tạo môi trường ẩm ướt chung quanh cây.
- Nếu cây đang trồng ẩm, ướt, khi ta thay chậu mà trồng khô hoặc để lâu mới trồng thì cây sẽ dễ rụng lá.
Tách cây:
Ta nên tách cây trên những thân cây đã già, lúc đó cây cứng cáp, ít bị thối. Nên tách vào buổi sáng.
Trồng cây an toàn:
Ta nên bỏ hết giá thể cũ ra, cắt bỏ rể hư và dập. Sau đó bỏ vào chậu, không bỏ giá thể chung quanh. Tưới kích ra rể và nước bình thường. Sau khi thấy cây bắt đầu ra rể non thì bắt đầu bỏ giá thể vào. Trồng theo cách này cây ít bị thối.
Khi ghép gỗ hoặc treo lan nên cách mặt đất 60cm trở lên để khi tưới hoặc mưa, bùn đất không văng lên cây, rất dễ nhiễm bệnh, vì dưới đất rất nhiều vi khuẩn có hại cho cây.
Khi để cây chưa trồng, nhổ ra chậu, không nên để dưới đất vì dưới đất có nhiều vi khuẩn gây hại.